Không thể bỏ lỡ hành trình du lịch đền Wat Phou
Với tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Vùng đất Champasak được coi là vựa lúa lớn nhất của Lào. Lịch sử lâu đời để lại cho nơi đây những công trình ấn tượng. Đừng bỏ lỡ một hành trình du lịch đền Wat Phou
Đôi nét về đền Wat Phou
Wat Phou tọa lạc dưới chân núi Phu Cao thuộc địa phận tỉnh Champasak và cách đầu sông Mê Kong chừng 6km, cách thủ đo Viêng Chăn khoảng 670km. Bao bọc xung quanh khu di tịch này là 400 hòn đảo lớn nhỏ trên sông mang tên Siphandone. Nơi đây vẫn còn gìn giữ nhiều dấ tích văn minh cổ với các lâu đài bằng sa thạch. Người Lào ví sông Mê Kong qua khu vực này là một vùng biển giàu tiềm nằng với 9 ngọn núi bao quanh phố cổ.
Với những tấm vé máy bay đi Lào của chúng tôi bạn có thể ngắm nhìn Wat Phou một công trìn được xây dựng từ thế kỷ 15, các cấu trúc sót lại từ niên đai thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Địa điểm này sau này trở thành một trung tâm thờ cúng của thượng tọa bộ mà ngay nay vẫn còn lại. Wat Phou nằm dưới chân của một núi thiêng gọi là Phou Kao hay núi Voi. Theo các nhà sử học thì đền Wat Phiu là đền cổ nhất tại Lào, từng là trung tâm của đạo Hindu thờ thần Shiva.
Đền thờ thần Badhecvara trong quần thể di tích được xác định xay dựng từ thế kỷ thứ 5 và thế kỷ 7. Thành Crethapura là kinh đô đầu tiên của Lào trước đây từng gọi là Chân Lap cũng tọa lạc tại đây. Các nhà khảo cổ học luận giải thời kỳ đó đã từng tồn tại con đường nối quần thể Wat Phou với kinh đo Angkor cổ kính cách đó khoảng 100km.
Ban đầu là ngôi đền núi sau này khi Phật giáo trở thành quốc giáo thì quần thể đền Wat Phou được trùng tu lại trở thành một ngôi đền thờ phật. Đến thế kỷ 21 ngọn núi với dòng suối thiêng phía sau của ngôi chùa trở thành trung tâm thờ phụng và thiền định cho các tu sĩ. Các nghi lễ tế thần hàng năm được tổ chức và diễn ran gay dưới chân núi.
Kiến trúc đặc sắc của Wat Phou
Ngay ở cổng vào của đền Wat Phou có một bảo àng trưng bay khoảng 100 bức tượng đá, phù điêu chạm khắc tinh tế vô cùng ấn tượng. Những cổ vật này mang niên đại từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 11. Tuy cổng chính của chùa có chút đổ nát nhưng vẫn còn in rõ nét dấu ấn những bức phù điêu cham khác tinh sảo hình ảnh các vị thần Ấn Độ trong văn hóa phật giáo.
Khách du lịch đền Wat Phou sau khi vào cổng chính bạn có thể đến một con đường rộng chân núi thăng táp những hàng trụ đá hình Linga – biểu tượng của phần Shiva. Tại đây được lót những tảng đá khá phẳng. Cuối con đường hiện ra hai ngôi đền chính hướng về phía Đông và đối xứng nằm trên một gò đất cao. Cả hai đều được trùng tu, hâu hết các côn trình ở đây đều được làm bằng đa khá đăng biệt.
Khu đề thượng được xây dựng ở lưng chừng núi. Du khách sẽ bước qua các bậc đá để lên khu đền thượng này, hai bên có cột đá tròn dựng dứng. Ngôi đền dược thiết kế là một khối kiến trúc xếp từ những tảng đá lớn tròn dựng đứng. Ngôi đền ở đây được thiết kế là một khối kiến trúc xếp từ tảng đá lớn chạm trổ hoa văn khá cầu kỳ. Những bức tượng đá lớn đa dạng được thiết kế ở ngoài ngôi đền.
Nhìn vào tổng thể kiến trúc của ngôi đền chính những vị khách du lịch Wat Phou sẽ hình dung ra việc vận chuyển cũng như chạm khắc trên khối đá lớn vất vả ra sao và kỳ công như thế nào từ các văn hóa bức tượng phật về thần linh. Sau đó ghép và tạp thành tổng thể vô cùng hài hòa trên đỉnh núi.
Phương tiện di chuyển đến Wat Phou
Cách tốt nhất để xem Wat Phou trong chuyến hành trình này đó là di chuyển bằng Pakse, chi phí khoảng 60.000 kip mỗi ngày. Ngoải ra bạn cũng có thể đặt lịch trình theo các tour du lịch của VietAir cũng như nhiều đơn vị khác.
Những hành khách có nhiều thời gian, có thể dành từ 2 – 3 ngày để khám phá thị trấn champasak gần đó. Bạn có thể di chuyển bằng xe đạp hoặc tuk tuk – 2 loại phương tiện phổ biến nhất tại đây. Bên cạnh đó các dịch vụ ở Champasak cũng giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn so với ở Pakse. Thời gian tốt nhất để tới ngôi đền này là khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 khi nhiệt độ mát hơn. Tháng 3 đến tháng 5 nhiệt độ tương đối nóng chính vì vậy bạn cũng nên cân nhắc nếu chọn thời điểm này.
Tham khảo bài viết: Nao lòng với đặc sản ẩm thực Lào