Chủ Nhật, 10/01/2021

Mở thêm hãng hàng không mới: Nên hay không nên?

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của hãng hàng không Vietjet trong suốt thời gian qua là minh chứng rõ nét nhất trong việc thị trường hàng không Việt nam vẫn còn tiềm năng kinh doanh rất lớn. Điều ngày càng kích thích tham vọng tham gia vào ngành hàng không của nhiều công ty lớn hiện nay.

Về mặt tích cực, chính những nhân tố mới này sẽ giúp thị trường hàng không được chia nhỏ, phá vỡ thế độc quyền, tăng tính cạnh tranh. Nhờ đó hành khách đi máy bay sẽ được hưởng dịch vụ và giá vé tốt hơn.  Tuy nhiên, không phải công ty nào tham gia thị trường mang tính đặc thì cao này cũng gặt hái được thành công như mong đợi. Đã có rất nhiều doanh nghiệp chịu cảnh “gãy cánh” giữa chừng.

Thực trạng hiện nay
Thực trạng hiện nay

Nhìn ngược lại quá khứ, giấc mơ bay của nhạc sĩ Dũng cùng hãng hàng không Indonechina đã tan vỡ. Cũng trong thời điểm đó, hãng hàng không Trãi Thiên cũng phải chấm dứt từ giai đoạn khởi đầu. Vào năm 2013, thị trường hàng không Việt Nam lại chịu 1 cú huých nữa khi Air Mekong tuyên bố ngừng bay.

Thế nhưng những thất bại này chưa thể quật ngã ý chí của nhiều doanh nghiệp lớn. Bởi nếu thành công, lợi nhuận từ ngành hàng không đem lại sẽ ở con số khổng lồ. Có thể kể đến một loạt hãng mới đang nộp hồ sơ chờ xét duyệt như:

+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines), vốn điều lệ dự kiến 700 tỉ đồng do FLC nắm 100%, trực thuộc tập đoàn FLC.

+ AirAsia kết hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gumin và Công ty Hàng không Hải Âu và doanh nhân Trần Trọng Kiên (Chủ tịch và CEO của Tập đoàn Thiên Minh) để thành lập một liên doanh hàng không, trong đó đối tác Việt Nam góp 70% vốn điều lệ. Theo dự kiến, hãng hàng không bắt đầu hoạt động vào năm 2018.

+ Vietstar Airlines, một liên doanh giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên hàng không Vietstar, Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Tín Thành và Công ty sửa chữa máy bay A41 (thuộc thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân)

Nhìn vào cục diện trên, chúng ta có thể thấy cuộc đua tranh quyết luyệt, mong muốn có 1 chỗ đứng trong ngành hàng không của các doanh nghiệp lớn. Rõ ràng, thị trường hàng không còn quá màu mỡ khi mà tốc độ tăng trưởng của chúng ta khoảng 17 – 20%/ năm,  lọt vào top đầu thế giới, đứng thứ 3 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều duy nhất ngăn cản sự “xâm lấn” của các hãng hàng không mới lúc này chính là điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém.

Hiện nay, các sân bay trọng điểm như Tân Sơn Nhất, Nội Bài vẫn bị quá tải vào thời gian cao điểm, khiến chuyến bay bị delay. Thông tin từ Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết, năm 2016, sự quá tải tại các sân bay, đặc biệt tại sân bay Tân Sơn Nhất đã làm tăng giờ bay thực tế so với kế hoạch khoảng 1.392 giờ, đẩy chi phí khai thác của hãng tăng thêm khoảng 188 tỷ đồng. Như vậy, chỉ cần Nhà nước có chính sách cải thiện tốt cơ sở hạ tầng thì hãng hàng không có thể giảm bớt chi phí, giảm giá cho vé máy bay. Ngoài ra, với sự tham gia của nhiều hãng hàng không mới, hành khách đi bay cũng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.

Sớm hơn muộn, chắc chắn trong tương lai không xa, thì sự xuất hiện của các hãng hàng không mới trên thị trường Việt Nam là điều bất khả kháng.

Xin quý khách để lại yêu cầu tư vấn tại đây

Để được tư vấn ngay, xin vui lòng liên hệ VietAIR qua: Hotline: 1900 1796 (Hỗ trợ 24/7) Email: cskh@vietair.com.vn Fanpage: fb.com/vemaybayvietair.com.vn
Từ khóa :
Trên website, nhanh nhất - tiện nhất
Gọi điện thoại cho chúng tôi
Hà Nội:
(024) 3782 4888 Thứ 2 - Chủ nhật: 07h00 – 21h00
Sài Gòn:
(028) 3622 9989 Thứ 2 - Thứ 7: 07h00 – 17h30
Văn phòng VietAIR tại Hà Nội và TP.HCM P301, Tầng 3, TTTM, CC Học viện Quốc Phòng, P.Xuân La, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội Block A, Lầu 2, Phòng A2.12, CC Sky Center, 5B Phổ Quang, P2, Q.Tân Bình, TP.HCM Số 7, Phố Thâm Tâm, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Đặt vé qua mạng xã hội
Gọi điện Liên hệ qua messenger