Thứ Sáu, 19/05/2023

Khám phá lịch sử thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh (tên cũ Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam về cả dân số lẫn kinh tế, đồng thời đứng thứ hai về diện tích. Nơi đây được xem là trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của nước ta hiện nay. Cùng với thủ đô Hà Nội, TP.HCM là thành phố trực thuộc Trung ương được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Sau đây VietAIR sẽ cùng bạn khám phá lịch sử thành phố Hồ Chí Minh từ A-Z nhé!

1. Sơ lược toàn bộ lịch sử thành phố Hồ Chí Minh

Sơ lược toàn bộ lịch sử thành phố Hồ Chí Minh

Vùng đất Sài Gòn ban đầu được gọi là Prey Nokor, sau đó thành phố được dựng lên nhờ công cuộc khai phá miền Nam của triều đại nhà Nguyễn. Năm 1698, danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. 

Khi người Pháp tiến quân vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, Sài Gòn khi ấy được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành đô thị quan trọng nhất Việt Nam. Cùng với Phnom Penh của Campuchia, Sài Gòn được người Pháp đặt biệt danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" và dành sự quan tâm đặc biệt. 

Sài Gòn khi ấy cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương từ năm 1887 - 1901, về sau không hiểu vì lý do gì mà Pháp lại chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra ngoài Bắc, cụ thể là Hà Nội. Năm 1949, Sài Gòn phút chốc biến thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam - một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương, sau này là thủ đô của nước Việt Nam Cộng hòa. 

Kể từ đó, thành phố này trở thành đô thị quan trọng bậc nhất của miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào ngày 30/4/1975, lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Ngày 2/7/1976, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên và vô cùng đáng kính của chúng ta.

2. Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc như thế nào?

Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh đã gắn liền với những câu chuyện thời Pháp thuộc. Sau khi chiếm được Sài Gòn vào năm 1859, người Pháp quy hoạch Sài Gòn thành một đô thị lớn theo kiểu châu Âu. Cụ thể:

  • Ngày 22/2/1860 mở Cảng Sài Gòn. Năm 1862, bộ luật dành riêng cho Cảng Sài Gòn được công bố. Đồng thời, chiếc tàu chạy bằng hơi nước đầu tiên được phép hoạt động trên tuyến đường biển Pháp – Sài Gòn
  • Ngày 29/9/1861, tờ báo đầu tiên ra đời ở Sài Gòn (Nam Kỳ viễn chinh công báo).
  • Năm 1864, Bến Nhà Rồng được khánh thành, chính thức hoạt động.
  • Ngày 3/10/1865, quyền Thống đốc Nam kỳ ra 2 nghị định về Sài Gòn và Chợ Lớn. Sài Gòn và Chợ Lớn không ngừng sáp nhập và mở rộng. 
  • Năm 1910, Sài Gòn gồm có Quận 4, Quận 3, Quận 1 và một phần Quận 7. Sài Gòn và Chợ Lớn cách nhau bởi con đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuật.
  • Năm 1868 đến 1869, xây dựng Tòa Soái phủ Nam Kỳ (Dinh Gia Long), nay là Bảo tàng thành phố.
  • Năm 1868, người Pháp khánh thành tuyến xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5km nối liền Sài Gòn - Chợ Lớn.
  • Năm 1882 người Pháp thành lập Thư viện Sài Gòn.
  • Năm 1902, người Pháp xây dựng cầu Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn nhằm nối liền tuyến đường sắt đi Nha Trang. 
  • Năm 1903, tuyến tàu điện nội thành được khởi công xây dựng.
  • Năm 1908, dinh Xã Tây được đưa và hoạt động, nay là Trụ sở UBND thành phố.
  • Năm 1914, chợ Bến Thành được hoàn thiện và đi vào hoạt động.

Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh thời Pháp thuộc

3. Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay

Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua biết bao thăng trầm, ngày nay, thành phố nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. TP.HCM hiện đang sở hữu 19 quận và 05 huyện, tổng diện tích gần 2100 km². Bốn quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận được thành lập. Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện: Thủ Đức, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh. 

Nhờ địa thế và khí hậu thuận lợi, TP.HCM trở thành đầu mối giao thông quan trọng nối giữa Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy. Ngoài ra, các lĩnh vực giáo dục, thể thao, giải trí, truyền thông, TP.HCM đều đóng vai trò quan trọng bậc nhất.

Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh ngày nay

Cơ cấu ngành công nghiệp của TP.HCM bắt đầu chuyển dịch từ sản xuất công nghiệp nặng sang công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng xuất khẩu. Với sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng và cơ chế thương mại, mậu dịch được thả lỏng, thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định mình là đầu tàu kinh tế của Việt Nam, đạt nhiều thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng.

Tuy vậy, TP.HCM hiện phải đối diện với những vấn đề mà bất cứ đô thị nào có mật độ dân số tăng quá nhanh cũng đang gánh chịu. Trong nội đô thành phố, đường xá trở nên ách tắc, giao thông thường xuyên trì trệ vào những khung giờ cao điểm. Hệ thống phương tiện công cộng hoạt động kém hiệu quả. Vấn đề ô nhiễm môi trường thành phố cũng đang ngày một nghiêm trọng hơn do công trường xây dựng, công nghiệp sản xuất và khói bụi từ phương tiện giao thông.

Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh đáng lo ngại

Trên đây VietAIR đã giúp bạn đọc nắm được lịch sử thành phố Hồ Chí Minh từ khi còn là một vùng đất hoang sơ đến khi trở thành đô thị phát triển bậc nhất Việt Nam. Sau bài viết này hy vọng các bạn đã có được cái nhìn tổng quan về lịch sử thành phố Hồ Chí Minh.

Nếu bạn xuất phát từ Đà Nẵng, Hà Nội hay bất kỳ thành phố lớn nào, bạn có thể mua vé máy bay đi Hồ Chí Minh giá rẻ tại VietAIR. Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại VietAIR, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay,…) theo quy định của từng hãng và được miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác. 

Gọi ngay số hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí!

Xin quý khách để lại yêu cầu tư vấn tại đây

Để được tư vấn ngay, xin vui lòng liên hệ VietAIR qua: Hotline: 1900 1796 (Hỗ trợ 24/7) Email: cskh@vietair.com.vn Fanpage: fb.com/vemaybayvietair.com.vn
Từ khóa :
Trên website, nhanh nhất - tiện nhất
Gọi điện thoại cho chúng tôi
Hà Nội:
(024) 3782 4888 Thứ 2 - Chủ nhật: 07h00 – 21h00
Văn phòng VietAIR tại Hà Nội P301, Tầng 3, TTTM, CC Học viện Quốc Phòng, P.Xuân La, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội Số 7, Phố Thâm Tâm, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Đặt vé qua mạng xã hội
Gọi điện Liên hệ qua messenger