Cẩm nang du lịch chùa Bái Đính Ninh Bình 2025
Ra Tết là khoảng thời gian người dân đi du xuân hưởng ngoạn rất nhiều và du lịch tâm linh ngày càng được ưa chuộng với điểm đến là những ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh.
Chùa Bái Đính với sự hoành tráng vốn có cùng những kỷ lục vô tiền khoáng hậu chính là một trong những điểm đến nổi tiếng. Sau đây VietAIR sẽ chia sẻ đến bạn cẩm nang du lịch chùa Bái Đính, Ninh Bình cập nhật 2024 mới nhất, hãy cùng đọc nhé!
1. Giới thiệu chung về khu du lịch chùa Bái Đính, Ninh Bình
Nổi danh là danh thắng tâm linh nằm tại phía Tây khu di tích cố đô Hoa Lư, phía Bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An, Bái Đính với ý nghĩa hướng về núi Đính là một quần thể đồ sộ gồm một khu chùa cổ (Bái Đính cổ tự) và một khu chùa mới (Bái Đính tân tự) được xây dựng từ năm 2003.
Với phong cách kiến trúc mang đậm bản sắc truyền thống nhưng vẫn có phần mới mẻ cùng vẻ đồ sộ hùng tráng, ngôi chùa nắm giữ hàng loạt kỷ lục khu vực và châu Á như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á hay chùa có tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á,...
Ngày nay, chùa Bái Đính thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi hành hương tới chiêm bái cũng như tìm cho mình một góc an tịnh giữa những xô bồ, vội vã của cuộc sống thường nhật.
Xem thêm: vé bay giá rẻ
2. Thời gian thích hợp để đi chùa Bái Đính
Khoảng thời gian lý tưởng nhất để ghé thăm ngôi chùa nổi tiếng này là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch trong năm. Đây là lúc đất trời sang xuân với đặc trưng khí hậu ấm áp là điều kiện thời tiết cực thích hợp cho việc du lịch tâm linh.
Tuy nhiên số lượng du khách đi chùa thời gian này thường rất đông cho nên nếu bạn không muốn chịu cảnh bon chen, xô bồ thì hoàn toàn có thể lựa chọn các khoảng thời gian khác để khởi hành nhé.
3. Phương tiện và đường đi chùa Bái Đính
Du khách có thể di chuyển đến chùa Bái Đính bằng các cách sau:
Xe khách
Từ Hà Nội bạn có thể bắt được rất nhiều xe đi Ninh Bình tại các bến xe Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát. Khoảng cách tầm 85km - 95km với mức giá vé giao động từ 70.000đ - 200.000đ/người/chuyến tùy điểm xuất phát và điểm đến.
Ô tô
Bạn có thể chạy theo đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình với khoảng cách khoảng 90km. Đến trung tâm Ninh Bình bạn nên search google map hoặc xin chỉ dẫn của người dân địa phương để tiếp tục di chuyển tới chùa Bái Đính nhé.
Xe máy
Lộ trình xuất phát từ Hà Nội đi qua Hà Nam theo đường quốc lộ 1A cũ rồi tiếp tục di chuyển theo hướng Ninh Bình - Thanh Hóa. Tới Ninh Bình rồi bạn nên phát huy khả năng tra cứu bản đồ hoặc xin “chỉ giáo” từ dân địa phương để tiếp tục lăn bánh về chùa.
Đi kiểu này khá tốn xăng và dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, không phù hợp với người mù đường nhưng nếu vẫn muốn thử thách bản thân thì tốt nhất bạn nên đi theo nhóm để “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại yên tâm tằng tằng chạy tới đích”, nhé.
Đường sắt
Nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, nhiều nhà ga tọa lạc tại Ninh Bình có thể kể đến như ga Đồng Giao, ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh. Do vậy hành khách từ mọi miền tổ quốc dễ dàng đến đây bằng các chuyến tàu Thống Nhất.
Tại Hà Nội:
- Các mã tàu: SE1 (19:30 - 21:44), SE5 (09:00 - 11:15), SE7 (06:00 - 08:19), SE19 (20:10 - 22:21), TN1 (14:35 - 17:03).
- Giá vé: 80.000đ - 190.000đ/người/lượt (tùy hạng ghế và mã tàu).
Tại TP. Hồ Chí Minh:
- Các mã tàu: SE2 (19:30 - 02:27), SE4 (22:00 - 03:18), SE6 (09:00 - 17:24), SE8 (06:00 - 13:11), TN2 (14:40 - 01:17).
- Giá vé: 640.000đ - 1.510.000đ/người/lượt (tùy hạng ghế và mã tàu).
Máy bay
Hiện nay tại Ninh Bình chưa có sân bay nào. Gần nhất có sân bay Nội Bài (Hà Nội) cách 120km và sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) cách 90km. Bạn có thể đặt vé đến các sân bay này qua đại lý vé cấp 1 VietAIR bằng cách gọi đến Hotline 1900.1796. Sau khi hạ cánh bạn thuê xe riêng hoặc bắt taxi tiếp tục đến Ninh Bình nhé.
4. Hành trang cần chuẩn bị để đi chùa Bái Đính
Để có một chuyến đi thuận lợi, hoàn hảo nhất bạn nên chủ động chuẩn bị cho mình những hành trang thiết yếu sau khi đến với chùa Bái Đính:
Về trang phục
- Đảm bảo lịch sự, sạch sẽ, trang nhã không hở hang, ưu tiên mặc trang phục dành riêng cho đi chùa.
- Ưu tiên đi giày thể thao hoặc giày đế bằng vì bạn sẽ phải đi bộ khá nhiều khi tới đây.
- Nên mang theo ô hoặc áo mưa vì đặc trưng của mùa xuân là mưa phùn mà.
Sắm lễ (nếu có)
- Chỉ được sắm lễ chay (hoa quả tươi, oản, xôi chè,...) khi dâng hương.
- Chỉ sắm lễ mặn (giò chả, gà luộc, rượu, trầu cau,...) tại khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu.
- Trong trường hợp đi chùa để làm lễ như cầu siêu,... thì chuẩn bị lễ vật theo sự hướng dẫn của vị tăng trụ trì tại chùa.
5. Những di tích nổi tiếng tại chùa Bái Đính bạn nên đến
Cùng VietAIR tìm hiểu những di tích nức tiếng du khách không thể bỏ qua khi đến với Bái Đính nhé.
Khu chùa Bái Đính cổ
Hang sáng, động tối
Đúng như tên gọi, hang sáng cao 15m, sâu 25m tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên là nơi thờ Thần (phía ngoài hang) và Phật (sâu bên trong hang).
Ngược lại phía bên động tối là nơi đặt tượng thờ mẫu cùng các vị tiên lại sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng tạo nên khung cảnh ảo diệu vô cùng. Điểm hay ho ở đây chính là các bậc thang được trang trí hình rồng uốn lượn cùng giếng nước ở ngay chính giữa giúp không khí xung quanh mát mẻ hơn rất nhiều.
Giếng Ngọc
Đây là một chiếc giếng rộng lớn với làn nước trong xanh tựa ngọc bích nằm nổi bật giữa khuôn viên bạt ngàn cây xanh. Tại đây tương truyền rằng nước giếng được thiền sư Nguyễn Minh Không lấy để chữa bệnh cho vua và người dân rất hiệu nghiệm.
Khu chùa Bái Đính mới
Tháp chuông
Với chiều cao ấn tượng gần 22m, tháp chuông được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ gồm 3 tầng với 3 tầng mái cong hẹp dần.
Phía trong tháp được bố trí cầu thang đi lên sàn ở 8 phía giúp du khách thoải mái ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Điểm nhấn của tháp chính là một quả chuông đồng nặng 36 tấn và chày kình đánh chuông bằng gỗ tứ thiết dài 4.2m, nặng nửa tấn được cấp bằng Xác nhận kỷ lục:“Đại hội đồng chuông lớn nhất Việt Nam” (12/12/2007).
Điện Quan Thế Âm Bồ Tát
Công trình kỳ vĩ này được làm 100% gỗ gồm 7 gian, cao ~ 15m, rộng ~ 17m, dài ~ 40m với pho tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt được xác nhận kỷ lục là tượng Quan Thế Âm bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Tượng được tạc ngồi trên đài sen, có quỷ đội. Hai bên đặt tượng Quan Thế Âm đại diện cho lòng từ bi (bên tay trái) và Đại Thế Trí Bồ Tát đại diện cho trí tuệ (bên tay phải).
6. Dịch vụ ăn nghỉ tại chùa Bái Đính
Ăn gì?
Tại Bái Đính có rất nhiều món ăn đặc sản nức tiếng mà du khách không nên bỏ qua như cơm cháy, thịt dê núi, miến lươn, ốc núi,... cùng nhiều món ăn quen thuộc khác như lẩu, các món nướng BBQ hay thịt xiên nướng,... được phục vụ tại nhiều hàng quán gần chùa rất tiện cho du khách dừng chân nghỉ ngơi, ăn uống.
Ở đâu?
Là một điểm du lịch nổi tiếng nên các dịch vụ lưu trú tại đây rất được chú trọng đầu tư. Du khách tới đây sẽ dễ dàng tìm được chốn nghỉ chân ưng ý cho mình. Dưới đây là một vài gợi ý VietAIR gửi đến bạn:
Khách sạn Bái Đính
Địa chỉ: khuôn viên chùa Bái Đính, Gia Sinh, Gia Viễn, Bái Đính, Ninh Bình
Giá phòng: ~ 800.000đ/đêm
Ninh Binh Eco Green
Địa chỉ: xóm 4, Gia Sinh, Gia Viễn, Bái Đính, Ninh Bình
Giá phòng: ~ 470.000đ/đêm
Ninh Binh Family Homestay
Địa chỉ: chùa Bái Đính, xóm 4, Gia Sinh, Gia Viễn, Bái Đính, Ninh Bình
Giá phòng: ~ 500.000đ/đêm
Ninh Binh Mountain Views Homestay
Địa chỉ: xóm 10, Gia Sinh, Gia Viễn, Bái Đính, Ninh Bình
Giá phòng: ~ 250.000đ/đêm
7. Mua gì về làm quà?
Ninh Bình nổi tiếng với nhiều món đặc sản và đồ lưu niệm nổi tiếng. Sau đây VietAIR sẽ giới thiệu đến bạn một vài gợi ý hữu ích để mua về làm quà cực hay.
Cơm cháy
Top 1 độ nổi tiếng chắc chắn gọi tên cơm cháy rồi. Cơm cháy chuẩn Ninh Bình được yêu thích với phần cơm cháy giòn rụm cùng nhiều lựa chọn vị như ruốc (chà bông), tôm hay mỡ hành được tẩm ướp đậm đà cực ngon. Du khách có thể dễ dàng mua tại các hàng quán khắp thành phố này đó.
Rượu Nho Quan
Một món đặc sản khác không thể không kể đến đó là rượu Nho Quan. Với hương vị đặc trưng được nấu từ gạo lứt ủ cùng men được tạo nên bởi nhiều loại lá rừng, củ quả,... thì đây chắc chắn sẽ là món quà quý gửi tặng đến những người thương yêu của bạn phải không nào.
Đồ thủ công mỹ nghệ tại làng nghề chiếu cói Kim Sơn
Một vài món đồ lưu niệm hay ho tại đây như túi xách, giày dép, chiếu cói,... với chất lượng cùng mẫu mã luôn được đảm bảo cũng là một lựa chọn hay để kết thúc chuyến đi đến với Ninh Bình đúng không.
8. Một số lưu ý khi đi du lịch chùa Bái Đính
Một vài lưu ý nhỏ sau đây sẽ giúp ích cho chuyến đi của bạn rất nhiều, cụ thể:
-
Tác phong, ngôn từ có chừng mực, lễ độ. Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh.
- Nên mang theo chút tiền lẻ để quyên góp vào hòm công đức cũng như cầu may cho gia đình, bạn bè.
- Chú ý giữ đồ cá nhân cẩn thận tránh để tình trạng trộm cắp xảy đến với bản thân không là xui lắm.
- Nên dùng phật danh “A di đà phật” để chào hỏi cũng như tạm biệt các vị trụ trì và tăng ni trong chùa.
- Khi mua đồ lưu niệm, không nên mua tại các gian hàng trên núi vì giá cao mà thay vào đó nên chọn mua tại các cửa hàng phía dưới chân núi.
Hi vọng rằng với cẩm nang du lịch chùa Bái Đính, Ninh Bình cập nhật 2024 trên đây VietAIR đã giúp bạn có những thông tin hữu ích cho chuyến đi sắp tới của mình. Nhanh tay liên hệ VietAIR qua Hotline 1900.1796 đặt vé máy bay đi Hà Nội đến Ninh Bình ngay hôm nay nhé!
Thông tin về chuyến bay và giá vé có thể thay đổi. Quý khách xin vui lòng liên hệ hotline 1900.1796 để được VietAIR tư vấn mua vé máy bay cụ thể nhất, và đừng quên ghé thăm chuyên mục du lịch trong nước để tìm hiểu thêm về các địa điểm trendy tại Việt Nam nhé.
Chúc bạn và những người thương có một chuyến đi an lành, ý nghĩa