Kinh nghiệm đi chùa Pháp Vân Hà Nội từ A-Z mới nhất 2024
Chùa Pháp Vân là một trong những ngôi cổ tự lâu đời và nổi tiếng nhất tại Hà Nội. Cùng VietAIR khám phá tất tần tật kinh nghiệm đi chùa Pháp Vân trong bài viết này nhé!
1. Giới thiệu chùa Pháp Vân
Chùa Pháp Vân còn có tên gọi khác là chùa Nành, được xây dựng dưới thời nhà Lý. Chùa được xây dựng trên địa phận thôn Phù Ninh (hay còn gọi là làng Nành) - xã Ninh Hiệp - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội.
Ngôi chùa này cùng với chùa Dâu, chùa Keo, Chùa Đậu là bốn ngôi chùa lớn nhất nước ta, mỗi ngôi chùa thờ một vị Phật Pháp. Chùa xây theo lối chữ “Công” gồm có 100 gian bề thế, trước mặt có khoảng sân rộng trải dài cực kỳ thoáng đãng.
Nằm cách trung tâm Hà Nội chỉ 20km, đường tới chùa Pháp Vân khá dễ đi, chỉ cần di chuyển khoảng 30 - 40 phút là đã có thể tới được địa điểm này. Dưới đây là hướng dẫn di chuyển tới chùa Pháp Vân nhanh nhất bằng các loại phương tiện khác nhau, các bạn hãy cùng tiếp tục theo dõi nhé.
Xem thêm: vé máy bay Buôn Ma Thuột Đà Nẵng
2. Cách di chuyển đến chùa Pháp Vân
Di chuyển tới chùa Pháp Vân bằng xe máy/ô tô:
Nếu bạn sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô để di chuyển thì từ trung tâm phố cổ Hà Nội, bạn đi theo đường Tràng Tiền. Sau đó bạn ra khu vực nhà hát lớn rồi vòng lên đê Trần Quang Khải.
Tiếp tục, bạn rẽ phải lên cầu Chương Dương rồi di chuyển theo tuyến đường Nguyễn Văn Cừ - Hà Huy Tập. Cuối cùng, bạn rẽ phải để vào Yên Thường, đi thêm khoảng 2km nữa thì rẽ trái vào Dương Hà. Di chuyển thêm khoảng 500m nữa là bạn tới được chùa Pháp Vân.
Di chuyển tới chùa Pháp Vân bằng xe bus:
Nếu chưa từng tới huyện Gia Lâm thì bạn có thể chọn cách an toàn nhất là di chuyển bằng xe bus. Các tuyến xe bus đi qua chùa Pháp Vân bao gồm: 8A, 10B, 14, 43, 65.
3. Khám phá kiến trúc chùa Pháp Vân
Tổng thể kiến trúc của chùa Pháp Vân bao gồm: Tiền đường, hậu đường, khu nhà 5 gian Tam Bảo và tòa thủy đình. Kiến trúc của chùa không bắt đầu bằng cổng Tam Quan như các ngôi chùa khác mà được bắt đầu từ cổng Ngũ Môn.
3.1. Cổng Ngũ Môn
Cổng Ngũ Môn của chùa được khởi công vào thế kỷ XX. Tòa nhà này được thiết kế dưới dạng một khối vuông lớn, bề ngang rộng và cao giống như kiến trúc của những chiếc tháp. Toàn bộ Ngũ Môn được xây dựng bằng đá xanh với 2 tầng mái vòm, trạm trổ hình rồng uốn lượn tạo nên vẻ thanh thoát và uyển chuyển.
Đi qua Ngũ Môn, du khách sẽ tiến vào khoảng sân rộng thênh thang cùng dãy nhà 5 gian trong khu Tam Bảo. Dãy nhà này từng là nơi làm việc, nghỉ ngơi của các quan chức cấp cao và tuần đình.
3.2. Nhà tiền đường
Tòa tiền đường được chia làm 7 gian và 2 dĩ, thiêu hương rộng 6 gian và thượng điện rộng 3 gian. Phần góc mái của tiền đường được uốn cong lên trời, tỏa ra phía gác chuông và gác khánh. Từ những dãy nhà cấp 4, đi dọc hành lang kéo dài bạn sẽ ra được phía sau hậu đường - nơi đặt Điện Mẫu.
3.3. Tòa Thủy Đình
Có thể nói Thủy Đình là công trình nổi bật nhất trong khuôn viên chùa Pháp Vân. Tòa được xây dựng trên một hồ nước rộng, gồm có 2 tầng và 8 mái. Tòa Thủy Đình xưa kia là nơi vợ của vua Lê Cảnh Hưng - bà Nguyễn Thị Huyền dùng làm nơi tổ chức múa rối nước.
Hiện nay, bên trong chùa Pháp Vân đang thờ 116 tượng Phật được điêu khắc tinh xảo và tỉ mỉ. Những pho tượng này có niên đại từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX. Dọc 2 bên hành lang của chùa Pháp Vân còn thờ phụng những vị Thập Bát La Hán.
Bên cạnh những pho tượng quý, chùa Pháp Vân vẫn còn lưu giữ nhiều di vật cổ như: khánh đồng, chuông đồng cùng với các thần phả và sắc phong. Không chỉ có những di vật cổ, chùa còn lưu giữ được 3 tấm bia đá và những pho tượng gỗ quý như: tượng Tam Thế Phật, tượng Bát bộ Kim Cang, tượng Tuyết Sơn,...
Chùa hàng năm tổ chức rất nhiều lễ hội và nghi thức gắn liền với truyền thuyết Pháp Vân. Nổi bật trong đó là Hội Đại được tổ chức hoành tráng mỗi năm. Lễ hội này thu hút hàng ngàn du khách từ những tỉnh lân cận đến tham dự.
4. Lưu ý khi tới chùa Pháp Vân
Khi đi lễ chùa Pháp Vân, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Ăn mặc gọn gàng, kín đáo, tuyệt đối không mặc những bộ đồ phản cảm, hở hang làm ô uế cửa Phật.
- Không nói tục, chửi bậy và gây ồn ào trong khuôn viên chùa.
- Giữ gìn vệ sinh, không xả rác, hái hoa, bẻ cành.
- Nếu có nhu cầu công đức, bạn nên bỏ tiền vào hòm, không để lên tay tượng phật.
- Không cúng đồ mặn ở các ban thờ Phật. Tuy nhiên, bạn có thể cúng những lễ vật này tại ban thờ Đức ông, Thánh Mẫu,…
Trên đây là kinh nghiệm tham quan chùa Pháp Vân chi tiết mà VietAIR đã gửi tới bạn. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp và thiêng liêng nhất Hà Nội, hãy nhanh chân ghé thăm nơi đây để thưởng ngoạn cảnh sắc và cầu bình an cho gia đình nhé.
Nếu bạn xuất phát từ Đà Nẵng, TP. HCM hay bất kỳ thành phố lớn nào để đến chùa Pháp Vân, bạn có thể mua vé máy bay giá rẻ Hà Nội tại VietAIR đến Hà Nội rồi di chuyển tới đây bằng ô tô hoặc xe máy. Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại VietAIR, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay,…) theo quy định của từng hãng và được miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác.
Gọi ngay số hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí!