Thứ Ba, 19/09/2023

Khám phá nét đẹp Tết Trung Thu ở Hàn Quốc (Chuseok)

Tết Trung Thu - Chuseok được xem là dịp lễ đặc biệt đối với người dân xứ sở kim chi. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa tết Trung Thu ở Hàn Quốc là gì? Các hoạt động mà người Hàn thường làm vào dịp nghỉ lễ Trung Thu gồm những gì? Cùng VietAIR tìm hiểu thêm về dịp tết Trung Thu ở Hàn Quốc trong bài viết này nhé!

1. Nguồn gốc tết Trung Thu ở Hàn Quốc (Chuseok)

nguồn gôc tết Trung thu ở Hàn Quốc

Từ Chuseok trong tiếng Hàn có nghĩa là đêm mùa thu, đêm trăng tròn đẹp nhất tháng 8 âm lịch. Đây cũng được xem là tết truyền thống lớn nhất của xứ sở kim chi. Chuseok còn được gọi với một cái tên khác là Hangawi: "Han" là lớn và "gawi" là rằm tháng 8.

Vào những ngày tết Trung Thu quan trọng này, người Hàn sẽ được nghỉ 3 ngày (14, 15 và 16 âm lịch) để về nhà tề tựu bên người thân yêu. Ngoài ra, đây cũng là dịp để người Hàn gửi cho bạn bè, người thân những món quà ấm áp xuất phát từ tấm lòng.

Nguồn gốc của Chuseok vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng tương truyền vào thời Silla, đến ngày này, nhà vua thường tổ chức các trò chơi thi dệt vải trong cung điện cho các công chúa chơi. Ai thua sẽ phải nấu những món ăn ngon và chuẩn bị các tiết mục múa hát.

2. Ý nghĩa ngày tết Trung Thu ở Hàn Quốc

Lễ Chuseok thường diễn ra vào mùa thu hằng năm ở Hàn. Thời điểm này cũng trùng với mùa gặt nên những người nông dân thuở trước nhân đó bày lễ tạ ơn tổ tiên đã phù hộ cho mùa màng bội thu và cầu mong cho mùa màng năm sau lại tiếp tục đủ đầy.

Trong dịp đặc biệt này, các gia đình sẽ sum họp bên nhau, làm thật nhiều món ăn ngon, cúng lễ và cùng nhau thưởng thức bữa cơm gia đình ấm áp. Các thành viên có cơ hội để trò chuyện thân mật với nhau và hưởng thụ thành quả sau một năm làm lụng vất vả.

3. Hoạt động và trò chơi dịp tết Chuseok

3.1. Viếng mộ tổ tiên

Trong dịp tết Trung Thu Chuseok, các gia đình Hàn Quốc sẽ bày tỏ lòng tôn kính với tổ tiên theo 2 nghi thức Beolcho và Seongmyo. Bên cạnh việc đi thăm viếng mộ tổ tiên và dọn dẹp khu vực xung quanh mộ, các gia đình sẽ cúng một mâm lễ gồm hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm thu hoạch được để bày tỏ lòng biết ơn.

3.2. Múa ganggangsullae

múa gangangsullae - trung thu ở Hàn Quốc

Điệu múa Ganggangsullae là hoạt động nghệ thuật tiêu biểu trong dịp Trung Thu ở Hàn Quốc. Trong điệu múa này, các cô gái sẽ mặc Hanbok và tụ họp lại dưới ánh trăng rằm, nắm tay nhau xếp thành vòng tròn, vừa nhảy múa vừa cất tiếng hát.

Thời điểm trăng rằm cũng được ví như kỳ "khai hoa nở nhụy" của phụ nữ. Chính vì vậy, điệu múa truyền thống này còn có ý nghĩa ca ngợi cho vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời khắc đẹp đẽ của thiên nhiên.

3.3. Chơi Juldarigi

Juldarigi là trò chơi dành cho tất cả mọi người, không giới hạn tuổi tác, nhằm gắn kết cộng đồng. Các đội sẽ được chia đều về số người, giữa các thôn làng cũng có thể chia đội với nhau để chơi. Số người tham gia càng đông thì sợi dây càng to và dài, thời gian thi cũng lâu hơn. Trò chơi giúp mọi người tăng tinh thần đồng đội, tình làng nghĩa xóm và tận hưởng niềm vui giản đơn.

3.4. Chơi đấu vật

Môn đấu vật là trò chơi không thể thiếu trong dịp Trung Thu ở Hàn Quốc, là cơ hội để các chàng trai thể hiện sức mạnh. Trên bãi cỏ mềm hoặc bãi cát mịn, cuộc thi đấu vật sẽ được tổ chức theo hình thức loại trực tiếp. Và người chiến thắng sẽ được tôn vinh là Jangsa và được nhận giải thưởng là vải vóc hay vật nuôi từ dân làng.

4. Món ăn dịp tết Trung Thu của Hàn Quốc

4.1. Songpyeon (Bánh Trung Thu Hàn Quốc)

bánh trung thu ở Hàn Quốc

Bánh gạo truyền thống Songpyeon là món ăn không thể thiếu trong lễ Trung Thu ở Hàn Quốc. Bánh mềm dẻo, nhân thường làm từ vừng đen, đậu đen, quế, hạt dẻ, hạt thông và mật ong. Trước khi hấp bánh Songpyeon, người ta lót một lớp lá thông bên dưới để tạo ra hương thơm đặc biệt. Bánh được tạo hình giống trăng non với lời gửi gắm mang đến tương lai thành công cho mọi gia đình.

4.2. Jeon (Bánh kếp)

Bánh kếp cũng là món ngon hay được bày trên bàn tiệc trong dịp lễ Trung Thu ở Hàn Quốc. Công thức làm nên món bánh này không quá cầu kỳ như các món bánh khác mà thực hiện đơn giản hơn. Trong đó, bột mì sẽ được pha loãng và trộn cùng các nguyên liệu tùy thích, sau đó mang đi chiên giòn.

4.3. Japchae (Miến xào)

Miến xào - trung thu ở Hàn Quốc

Món miến xào Japchae thường xuất hiện trong những bữa ăn ngày lễ ở Hàn Quốc, thường gồm các nguyên liệu như miến, các loại rau củ và thịt heo. Mỗi loại rau củ cần được thái nhỏ và trụng qua với nước sôi trước khi xào chung với miến.

4.4. Bulgogi (Thịt nướng)

Thịt nướng Bulgogi được làm từ thịt bò hoặc thịt lợn, thái miếng dày vừa ăn, tẩm ướp gia vị Hàn Quốc rồi nướng trên bếp than hoặc áp chảo. Thịt được ướp kỹ nên rất đậm đà, thường được cuốn với các loại rau sống, kim chi hoặc ăn cùng cơm trắng. Đây là món ăn thường xuyên xuất hiện trong những buổi tụ họp gia đình, nhất là lễ Trung Thu.

Trên đây là bài viết giới thiệu nguồn gốc, ý nghĩa, các hoạt động và món ăn dịp tết Trung Thu ở Hàn Quốc. Mong rằng với những thông tin trên bạn đã biết thêm nhiều điều thú vị về ngày tết Chuseok đối với người Hàn.

Hãy liên hệ VietAIR để mua vé máy bay đi Hàn Quốc giá rẻ cũng như được hỗ trợ tư vấn về hành lý và thủ tục bay nhiệt tình, chuyên nghiệp. Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại VietAIR quý khách sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ các vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay…) theo quy định của từng hãng, miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác. Gọi ngay hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí!

Xin quý khách để lại yêu cầu tư vấn tại đây

Để được tư vấn ngay, xin vui lòng liên hệ VietAIR qua: Hotline: 1900 1796 (Hỗ trợ 24/7) Email: cskh@vietair.com.vn Fanpage: fb.com/vemaybayvietair.com.vn
Từ khóa :
Trên website, nhanh nhất - tiện nhất
Gọi điện thoại cho chúng tôi
Hà Nội:
(024) 3782 4888 Thứ 2 - Chủ nhật: 07h00 – 21h00
Sài Gòn:
(028) 3622 9989 Thứ 2 - Thứ 7: 07h00 – 17h30
Văn phòng VietAIR tại Hà Nội và TP.HCM P301, Tầng 3, TTTM, CC Học viện Quốc Phòng, P.Xuân La, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội Block A, Lầu 2, Phòng A2.12, CC Sky Center, 5B Phổ Quang, P2, Q.Tân Bình, TP.HCM Số 7, Phố Thâm Tâm, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Đặt vé qua mạng xã hội
Gọi điện Liên hệ qua messenger