Top 6 những trò chơi chỉ có ở Nhật Bản được nhiều người yêu thích
Nhật Bản không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp, ẩm thực hay những lễ hội truyền thống, nơi đây còn có rất nhiều trò chơi dân gian vô cùng độc đáo mỗi dịp Tết đến xuân về. Trò chơi ngày Tết tại Nhật Bản rất phong phú và đa dạng, dưới đây là những trò chơi chỉ có ở Nhật Bản độc đáo, thú vị bạn nên thử.
1. Hanetsuki – Môn cầu lông truyền thống Nhật Bản
Người Nhật hay chơi Hanetsuki vào đầu năm mới vì nó có ý nghĩa mang lại may mắn cho trẻ em. Hanetsuki là trò chơi chỉ có ở Nhật Bản vì chiếc vợt đánh cầu lông rất lạ được làm bằng gỗ có hình dạng mái chèo được gọi là Hagoita và quả cầu làm bằng quả bồ hòn màu đen và lông chim đầy màu sắc.
Cách chơi Hanetsuki giống như cầu lông nhưng khó hơn và đòi hỏi nhiều sự khéo léo. Hai người sẽ đứng đối diện nhau, mỗi người cầm một chiếc vợt và cách nhau một khoảng nhất định. Một người phát cầu về phía đối phương và người kia đánh ngược lại. Cứ tiếp tục cho đến khi người kia không đỡ được cầu nữa. Người thua sẽ chịu hình phạt bị vẽ lên mặt bằng mực đen. Vào giữa thời Edo, vợt Hagoita được trang trí rực rỡ và trở thành một món đồ mỹ nghệ thường được tặng vào dịp Tết đầu năm. Dần dần, Hagoita không chỉ được dùng để chơi Hanetsuki, mà còn được dùng như một món quà tặng hoặc vật trưng bày cầu may mắn. Hagoita thường được bán tại các hội chợ truyền thống hay tại các ngôi đền, bạn có thể mua để làm quà hoặc làm vật lưu niệm.
Xem thêm: vé khứ hồi Vietnam Airlines
2. Bekuhai – Trò chơi “coi chừng uống quá chén”
Trò chơi được rất nhiều người yêu thích trên những bàn nhậu dịp đầu xuân. Trong số những trò chơi chỉ có ở Nhật Bản không thể ko kể đến Bekuhai, với điểm độc đáo là 3 ly rượu với các kích thước khác nhau. Trong đó, Tengu là lớn nhất, Hyottoko có kích thước vừa và cuối cùng là Okame bé nhất.
Mỗi ly rượu có một hình thù tương tự như hình vẽ trên con quay. Những hình vẽ này là những hình ảnh vô cùng quen thuộc trong văn hóa Nhật Bản, khiến trò chơi trở thành một nét độc lạ không thể tìm thấy ở nơi khác. Khi chơi, người chơi sẽ vừa hát vừa xoay con quay, khi con quay dừng lại, mặt con quay sẽ hiện ra hình vẽ của 1 trong 3 chiếc ly đựng rượu, người bị con quay chỉ vào phải uống ly rượu đó. Những ai trúng khoảng chục lần Tengu thì chắc chắn sẽ say nằm ngay tại đó luôn.
3. Menko – Trò chơi ném đĩa
Đây là trò chơi dân gian phổ biến từ thời kỳ Edo, khoảng những năm 1700. Những chiếc đĩa Menko ngày xưa được làm bằng nguyên liệu giấy, ngày nay đã được thay đổi bằng chất liệu nhựa, có hình vuông hoặc hình tròn. Một mặt của đĩa Menko được in hình những nhân vật hư cấu nổi tiếng trong phim hoạt hình, truyện tranh,…
Với Menko cần ít nhất hai người chơi, nếu càng đông thì càng vui và chơi trên mặt phẳng như sàn gỗ, bê tông hoặc thảm chiếu. Sau khi một người ném đĩa của mình xuống, người chơi khác sẽ cố làm bật đĩa của đối thủ bằng cách ném mạnh chiếc đĩa của mình vào chiếc đĩa kia. Người nào thắng thì được quyền “tịch thu” đĩa của đối thủ. Sau cùng, ai có số đĩa nhiều nhất sẽ giành được chiến thắng. Với những người mới bắt đầu chơi chưa có kinh nghiệm thì thấy trò này khó chơi, mất nhiều sức lực, nhưng khi quen rồi thì rất dễ lật đĩa của người khác.
4. Taketombo – Trò chơi chong chóng tre
Nếu bạn là fan hâm mộ của bộ truyện tranh Nhật Bản nổi tiếng Doraemon, có lẽ đã khá quen thuộc với hình ảnh của chiếc chong chóng tre. Đây là đồ chơi truyền thống của Nhật Bản được làm bằng tre có thể bay được.
Taketombo có nghĩa đen là “chuồn chuồn tre”, có cấu tạo rất dễ làm gồm một que tre nhỏ và phần cánh quạt được gắn trên đỉnh. Taketombo giống như một chiếc cánh quạt của chiếc trực thăng nhỏ. Cách chơi Taketombo rất đơn giản, ta chỉ cần quay trục của chúng bằng cách chà mạnh vào hai lòng bàn tay rồi thả chúng bay lên. Đây chắc chắn sẽ là một món quà lưu niệm được các bạn nhỏ vô cùng yêu thích.
5. Kendama – Trò chơi bắt bóng bằng cốc
Kendama là một trong những trò chơi dân gian Nhật Bản, có lịch sử lâu đời nhất ở đất nước này. Ban đầu Kendama là trò chơi chỉ có ở Nhật Bản nhưng sau này khi được cải tiến, trò chơi này đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Trò chơi này đã trở thành xu hướng, trào lưu hot được rất nhiều lứa tuổi ở Nhật yêu thích hưởng ứng.
Trò chơi “Kendama” được cấu tạo với một tay cầm bằng gỗ (phần này gọi là Ken) với hình dạng tương đương như thanh kiếm. Tiếp đến là sợi dây - thành phần để nối tay cầm Ken với quả bóng nhựa (gọi là Tama). Kendama có 3 miệng chén, 3 miệng chén này có kích cỡ không giống nhau, được bố trí ở phía dưới và hai bên phía tay cầm. Quả bóng nhựa được thiết kế một chiếc lỗ khớp với một đầu nhọn của tay cầm Ken. Tay cầm sẽ có 2 chén lõm ở hai bên với kích cỡ khác nhau, chén lõm có kích cỡ nhỏ hơn sẽ nằm ở phía đuôi tay cầm Ken. Đây là một môn vận động nhẹ vì không sử dụng quá nhiều sức, chỉ sử dụng các ngón tay, nhún đầu gối và bắp đùi. Có một mẹo nhỏ khi nâng bóng là bạn nên đếm nhịp “một, hai, ba”. Bộ môn Kendama được đánh giá đơn giản, dễ chơi nhưng về kỹ thuật chơi thì có muôn vàn kỹ thuật áp dụng để có thể đạt đến trình phối hợp tay, mắt một cách thuần thục để bóng đạt được độ cao, đúng hướng đi.
6. Hanafuda – Bài Hoa Nhật Bản
Đây là loại bài truyền thống rất hay xuất hiện trong các bộ phim, truyện tranh và hoạt hình của Nhật Bản. Mỗi lá bài là một tác phẩm nghệ thuật với họa tiết hoa cỏ, chim muông đặc trưng cho 12 tháng trong năm. Loại bài này có rất nhiều cách chơi, phổ biến nhất là 88 và Koi-Koi. Mỗi bộ bài Hanafuda có 48 lá bài, được chia làm 12 tháng, mỗi tháng lại có 4 quân. Có thể hiểu 12 tháng này như các quân trong bài tú lơ khơ. Mỗi lá bài được vẽ hình ảnh cách điệu về một loài cây hoặc động vật tượng trưng cho 1 tháng trong năm (trừ lá Michikaze có hình ảnh con người). Loại bài này rất khác với các loại bài khác trên thế giới vì không có số hay kí hiệu nào cả buộc bạn phải ghi nhớ chúng chính sự khác biệt này làm cho Hanafuda trở thành trò chơi chỉ có ở Nhật Bản.
Cách chơi thẻ bài hanafuda, mỗi người chơi chọn một thẻ bài và người nào chọn được tháng nhỏ nhất của năm sẽ trở thành Oya (nhà cái). Chia 8 thẻ bài cho mỗi người chơi và trải 8 thẻ bài ngửa lên bàn. Đặt những thẻ bài còn lại úp trên bàn. Mỗi người chơi nhấc phần bài của mình lên kiểm tra. Nhà cái Oya lật 1 thẻ bài của họ so với 8 thẻ bài đang ngửa. Nếu có một thẻ trùng tháng, họ được phép có cả 2 thẻ đó, rồi sau đó họ lấy 1 thẻ trên chồng bài úp và so một lần nữa, nếu có sự trùng khớp, họ có thể giữ cả hai thẻ. Nếu không trùng khớp, họ sẽ bị mất thẻ bài và đến lượt người chơi khác bắt đầu chơi. Lặp lại quá trình cho đến khi một trong những người chơi không còn thẻ để chơi. Mỗi bộ gồm 4 thẻ gồm 1 thẻ đặc biệt (50 điểm) và 1 thẻ nhãn (10 điểm). Người chơi giành nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.
Nếu bạn yêu thích đất nước “Mặt trời mọc” xinh đẹp này và muốn trải nghiệm những trò chơi độc đáo thì hãy đặt mua vé máy bay ngay tại VietAIR để có tấm vé giá rẻ đi Nhật Bản nhé.
Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại VietAIR bạn sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ các vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay,…) theo quy định của từng hãng, miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác.
Gọi ngay hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí!"