Đặt chân tới Kyoto khám phá đền Fushimi Inari-taisha có hơn 10,000 cổng
Có thể nói Kyoto – cố đô của đất nước Nhật Bản chính là quê hương của những ngôi đền, chùa cổ của xứ sở mặt trời mọc. Và trong chuyến du lịch tới thành phố này, bạn không thể bỏ lỡ cơ hội ghé qua đền Fushimi Inari-taisha để khám phá ngôi đền độc đáo nhất của đất nước này.
Những nét chung nhất về ngôi đền Fushimi Inari-taisha
Nhật Bản có rất nhiều đền thờ Inari-taisha, cụ thể số lượng lên tới hơn 3 vạn ngôi đền. Và trong số đó, đền Fushimi Inari-taisha là đứng đầu. Người Nhật vẫn thường gọi ngôi đền này với cái tên thân thiện và ngắn gọn hơn là Oinari-san. Trong những năm đầu thuộc thời Heian trên nước Nhật, Hoàng gia Nhật Bản đã bảo trợ cho ngôi đền này chính vì vậy nó có địa vị hết sức cao quý. Vào giai đoạn sau, Fushimi Inari-taisha không chỉ nhận được sự bảo trợ của Hoàng tộc mà còn được công nhận là ngôi đền hạng nhất.
Điều khiến ngôi đền Fushimi Inari-taisha độc đáo nhất và là một trong số các địa danh du lịch vô cùng nổi tiếng chính là bởi đường hầm Senbon Torii tại đây. Đường hầm này được tạo thành bởi khoảng 10,000 cổng Torii trải dài, và thậm chí nó còn được liên tưởng tới con đường dẫn sang một thế giới khác. Vậy tại sao tại đền Oinari-san lại có nhiều cổng tới vậy? Tương truyền ngôi đền này rất linh thiêng, do vậy mỗi năm rất nhiều người tới đây cầu được phát đát, thành công hay bình an, may mắn,... Khi lời cầu nguyện của họ thành sự thật, họ đã dâng lễ tạ ơn tới vị thần cai quản ngôi đền là thần Inari-Daimyojin bằng việc đặt những cổng Torii trong đền. Dần dần, số lượng cổng nhiều tới mức có thể tạo thành đường hầm Senbon Torii.
Kiến trúc ngôi đền
Chắc chắn khi bạn đặt vé máy bay đi Nhật giá rẻ du lịch, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng kiến trúc hoành tráng của ngôi đền này. Thế nhưng, VietAir vẫn muốn giới thiệu cho bạn trước về những nét nổi bật.
Đền Fushimi Inari-taisha được xây dựng cách đây vô cùng lâu, đó là vào năm 711 thời kì Nara. Ban đầu, ngôi đền nằm ở đồi Inariyama phía tây nam cố đô Kyoto, nhưng sau này chuyển về rừng tuyết tùng chân núi Inari và tọa lạc tại đó cho tới hiện nay. Tổng diện tích của khu thánh địa này lên tới 870,000m2. Không gian ngôi đền biệt lập, hòa mình vào thiên nhiên tạo ra cảm giác về một ngôi đền uy nghiêm, người đến thăm quan hoặc cầu nguyện cũng trở nên thành kính và thư thả tâm hồn hơn.
Các ngôi đền thờ thần Inari ở Nhật Bản đều có kiểu kiến trúc giống nhau, và ngôi đền Fushimi Inari-taisha cũng không ngoại lệ. Ngôi đền sở hữu những công trình điển hình như cổng đền, tham đạo, bồn nước thanh tẩy, nhà diễn kịch, nhà dâng lễ vật. Mặc dù có nhiều công trình đa dạng về mục đích sử dụng cũng như kiến trúc như vậy, thế nhưng tất cả chúng đều sử dụng hai gam màu sơn chủ đạo là đỏ và trắng, tạo nên sự đồng bộ, nhất quán và cũng là điểm đặc sắc riêng của ngôi chùa. Nếu như nước sơn các công trình màu đỏ và trắng rực rỡ thì phần mái lợp của chúng mang màu sắc trang nhã hơn một chút, chủ yếu là màu xanh đồng, màu rêu.
Đường hầm Senbon Torii như chúng tôi đề cập phía trên không nằm trong khuôn viên chính của ngôi đền, mà ở đằng sau chính điện nằm ở lưng chừng núi. Và khi bạn đi từ gian chính điện qua con đường dựng bằng 10,000 cổng Torii thì bạn sẽ đến thăm được nội điện của ngôi đền này.
Một điều đặc biệt nữa mà VietAIRmuốn nhấn mạnh về ngôi đền này chính là những bức tượng cáo trong khuôn viên đền. Từ khối đá nguyên, qua sự điêu khắc thủ công, tỉ mỉ mà tạo ra những bức tượng cực kì tinh xảo. Đọc đến đây hẳn bạn cũng thắc mắc tại sao lại có tượng cáo trong đền Fushimi Inari-taisha phải không nào? Chúng không chỉ đơn giản để trang trí cho sân đền bớt trống trải đâu, mà còn mang ý nghĩa rất đặc biệt. Trong quan niệm của người Nhật Bản, cáo trắng là đại diện của sự nhạy bén, thông minh, cần mẫn, đó đều là những phẩm chất người Nhật cho là khá giống với họ. Cáo chính vì thế được chọn làm linh vật hóa thân của nữ thần Inari huyền thoại tại ngôi đền.
Hatsu-uma và Inari-matsuri
Ngày Hatsu-uma diễn ra trong tháng 2 là thời điểm thần linh giáng xuống ngôi đền Fushimi Inari-taisha, khi này họ sẽ tổ chức nghi lễ cầu phúc (Hatsu-uma-mode). Nhánh tuyết tùng nhỏ trong khu rừng quanh ngôi đền sẽ được phát cho người tham gia lễ như bùa cầu may mắn, bình an.
Trong khi đó, Inari-matsuri là tên một lễ hội tại ngôi đền truyền từ thời Heian. Nó diễn ra trong khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 với những nghi thức, lễ nghi đặc biệt.
Cách di chuyển để thăm quan đền Fushimi Inari-taisha
Từ Việt Nam, bạn cần đặt vé máy bay tới Osaka, rồi từ Osaka di chuyển về Kyoto bằng tàu cao tốc hoặc xe bus đường dài bởi hiện nay chưa có đường bay từ Việt Nam tới Kyoto. Khi đã tới cố đô rồi, bạn có thể đi bằng một trong những cách sau:
Tàu điện JR: dừng ở ga Inari.
Tàu Keihan Railway: dừng ở ga Fushimi Inari.
Xe bus: dừng ở trạm Inari-taisha.
Như vậy, bạn đã phần nào có thêm thông tin về ngôi đền Fushimi Inari-taisha rồi phải không? Hi vọng bạn có một chuyến du lịch thật thú vị.
Tham khảo: Khám phá chùa Kiyomizu-dera với cảnh sắc như tranh họa