Lăng gia long Huế - Công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất thời Nguyễn
Lăng Gia Long là nơi an nghỉ của vị vua sáng lập ra triều Nguyễn. Đây cũng là nơi được những người yêu thích lịch sử - văn hóa muốn ghé thăm khi đi du lịch Huế. Lăng Gia Long chính là minh chứng cho tình cảm thủy chung, son sắt của vua dành cho hoàng hậu. Vậy Lăng Gia Long có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Vị trí địa lý của Lăng Gia Long
Lăng Gia Long nằm cách trung tâm Thành Phố Huế 20km về phía Tây. Lăng được xây dựng trên núi Thiên Thọ Sơn hoang vu hẻo lánh, ở thôn Định Môn, Xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, Thành Phố Huế.
Lăng Gia Long là tên gọi để chỉ cả một quần thể lăng tẩm của nhiều người trong hàng quyến của nhà vua, trọng địa Lăng là khu lăng mộ của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu.
Lịch sử hình thành của Lăng Gia Long
Hoàng đế Gia Long là người sáng lập ra nhà Nguyễn - triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Năm 1802, ông lên ngai vàng, lấy niên hiệu là Gia Long và trị vì đất nước đến năm 1820 thì qua đời.
Lăng Gia Long được bắt đầu xây dựng từ năm 1814, từ thời điểm bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu (chính phi của vua Gia Long) qua đời. Quá trình xây lăng này diễn ra 6 năm và về sau phát triển thành khu lăng mộ rộng lớn với chu vi đến 11.234,4 mét, bao gồm những lăng sau:
- Lăng Quang Hưng thờ bà Thái Tông Hiếu Triết Hoàng hậu, vợ thứ hai của chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1620-1687), thân mẫu của chúa Nguyễn Phúc Thái (Trăn).
- Lăng Vĩnh Mậu thờ bà Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng hậu, vợ chúa Nghĩa Vương Nguyễn Phúc Thái (Trăn) (1650-1725).
- Lăng Trường Phong thờ Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng đế Nguyễn Phúc Thụ (Chú) (1697-1738).
- Lăng Thoại Thánh thờ bà Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng hậu (1738-1811), vợ thứ hai của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và là thân mẫu của vua Gia Long.
- Lăng Hoàng Cô của Thái Trưởng Công chúa Long Thành, đây là chị ruột vua Gia Long.
- Lăng Thiên Thọ thờ vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu.
- Lăng Thiên Thọ Hữu thờ Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, vợ thứ hai của vua Gia Long và là mẹ của vua Minh Mạng.
Xem thêm: check vé máy bay Vietjet
Kiến trúc Lăng Gia Long
Lăng Gia Long sở hữu kiến trúc cực kỳ đồ sộ là một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất. Lăng được nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng lớn, trước là ngọn Đại Thiên Thọ, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm, bên trái và phải có 14 ngọn núi.
Về tổng thể, lăng được chia làm 3 khu vực:
- Phần chính giữa: khu lăng mộ của vua và bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu với các hàng tượng đá uy nghiêm và 7 cấp sân tế Bửu Thành ở đỉnh đồi.
- Bên phải là khu vực tẩm điện Minh Thành thờ Hoàng đế và Hoàng Hậu thứ nhất
- Bên trái là Bi Đình, đến nay còn một tấm bia lớn ghi bài văn bia Thánh đức thần công của vua Minh Mạng được chạm khắc vô cùng tinh xảo.
Lăng Gia Long giống như một bức tranh tuyệt tác khi kết hợp giữa thiên nhiên và kiến trúc, là nơi yên nghỉ vô cùng tĩnh lặng và đầy chất thơ của vị vua đầu tiên nhà Nguyễn.
Những điểm tham quan nổi bật khi đến Lăng Gia Long
Du khách đến tham quan có thể tham quan lăng theo lộ trình sau:
1. Khu lăng mộ - Bửu Thành
Nằm ở chính giữa trung tâm quần thể là 2 ngôi mộ của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu được đặt trên đồi Chính Trung. Hai ngôi mộ nằm cách nhau chỉ một gang tay, có kích thước bằng nhau, không chạm trổ hoa văn, không sơn son thếp vàng mà vô cùng giản dị trường tồn với thời gian.
Điểm đặc biệt của lăng là từ phía sau nơi tiếp giáp phần nóc 2 ngôi mộ, ta sẽ thấy đỉnh Đại Thiên Thọ nằm ở chính giữa, chính xác đến từng mi li mét. Chính điều này đã làm cho lăng Gia Long trở thành quần thể kiến trúc phong thủy độc đáo bậc nhất Việt Nam.
Bên ngoài song mộ có hệ thống tường thành vô cùng kiên cố tên là Bửu Thành. Bửu thành dẫn lối vào chỗ yên nghỉ của vua và hoàng hậu. Cánh cổng này chỉ mở vào các dịp lễ Tết, ngày giỗ, … để dọn dẹp và sửa sang.
Phía dưới là 7 cấp sân tế lát bằng gạch Bát Tràng, với 2 hàng tượng đá tạc hình quan văn, quan võ, tượng đá voi chiến, ngựa chiến uy nghi.
2. Bi Đình - Nhà bia ghi công trạng
Bi Đình nằm ở phía bên trái của khu lăng mộ là nhà bia khắc ghi công trạng. Đây là một công trình quen thuộc xuất hiện ở hầu hết các lăng tẩm của vua chúa nhà Nguyễn.
Trong Bi Đình là tấm bia Thánh Đức Thần Công được vua Minh Mạng dựng lên để ca ngợi vị vua đầu tiên triều Nguyễn. Tấm bia này được khắc hoa văn tinh xảo nên dù đã trải qua gần 200 năm vẫn còn rõ chữ.
3. Điện Minh Thành - Nơi thờ vua và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu
Bên phải khu lăng mộ là tẩm điện chứa Điện Minh Thành. Điện này nằm ở khu vực trung tâm, tọa trên Bạch Sơn, có tường thành bao quanh. Đây là nơi để thờ cúng, thắp hương lễ bái Hoàng đế và Hoàng Hậu.
Bên trong điện có chứa rất nhiều kỷ vật liên quan đến cuộc đời chinh chiến bôn ba của vua Gia Long như mũ đai, yên ngựa,... Nhưng trải qua nhiều biến động của thời cuộc, các kỷ vật đã dần biến mất và chỉ còn sót lại chút ít.
4. Lăng Thiên Thọ Hữu và Điện Gia Thành - nơi thờ Thân mẫu vua Minh Mạng
Lăng Thiên Thọ Hữu và Điện Gia Thành là nơi đáng chú ý nhất trong quần thể Lăng Gia Long. Lăng Thiên Thọ Hữu là điện thờ của Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu - bà là người vợ thứ 2 của vua Gia Long và là mẹ của vua Minh Mạng.
Lăng Gia Long là quần thể di tích lịch sử mang đậm dấu ấn hào hùng dân tộc, là nơi chôn cất và điện thờ của vị vua đầu tiên của triều Nguyễn. Nếu có dịp đến thăm cố đô Huế thì bạn tuyệt đối đừng bỏ qua địa điểm này nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
Nếu bạn từ Hà Nội hoặc các tỉnh xa muốn ghé thăm Lăng Gia Long, bạn có thể mua vé máy bay giá rẻ đi sân bay Phú Bài (Thừa Thiên Huế) rồi di chuyển từ sân bay đến điểm du lịch bằng taxi, xe buýt hoặc xe máy đến Lăng Gia Long. Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại VietAIR quý khách sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ các vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay,…) theo quy định của từng hãng, miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác.
Gọi ngay hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí!