Cẩm nang du lịch làng cổ Đường Lâm cập nhật 2024
Làng cổ Đường Lâm là ngôi làng cổ nằm ven thủ đô Hà Nội. Sở hữu những nét đặc trưng của một ngôi làng xưa như cây đa, giếng nước, sân đình, Đường lâm hiện lên như một trấn cổ đầy hoài niệm và bình yên giữa phố thị phồn hoa. Cùng VietAIR khám phá “cổ trấn bị lãng quên” qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu chung về Khu du lịch làng cổ Đường Lâm
- Địa chỉ: Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội
- Giá vé vào làng cổ Đường Lâm: 20.000 VNĐ/người
Làng cổ Đường Lâm là ngôi làng đầu tiên được Nhà Nước trao bằng Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia. Xét về khía cạnh bảo tồn, làng chỉ đứng sau Phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội.
Đến với làng cổ Đường Lâm, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những nét đặc trưng của một ngôi làng truyền thống như: cây đa, giếng nước, sân đình, đường làng, ngõ nhỏ, nhà gỗ cổ hay những bức tường gạch đỏ, trát bùn,...
Làng cổ Đường Lâm bình yên và hoài niệm nổi bật giữa thời hiện đại. Được ví như “cổ trấn bị lãng quên” nhưng ngôi làng cực kỳ nổi tiếng và là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Xem thêm: check in vé máy bay Bamboo
2. Thời gian thích hợp để đi làng cổ Đường Lâm
Để khám và chiêm ngưỡng vẻ đẹp “truyền thống” Việt tại làng cổ Đường Lâm, du khách có thể đến đây bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc một chút về thời tiết để có chuyến đi đẹp nhất.
- Tháng giêng: mùa lễ hội. Bạn sẽ được trải nghiệm và cảm nhận văn hoá dân gian làng quê Bắc Bộ qua các trò chơi dân gian như: bịt mắt bắt dê, cờ tướng, chọi gà, kéo co,...
- Tháng 5 hoặc tháng 9: mùa lúa chính, thời điểm ngôi làng tấp nập và nhuộm vàng của lúa, rơm và thơm nồng mùi dân dã.
- Tháng 6 đến tháng 8: thời điểm thời tiết khá nóng, thích hợp để du lịch Hà Nội hè kết hợp các điểm nghỉ mát tại Sơn Tây như Ao Vua, Khoang Xanh,...
3. Phương tiện và đường đi làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm nằm ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Cách trung tâm thủ đô chưa đầy 50km về phía Tây, du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng xe bus, ô tô, xe khách hoặc taxi để đến làng.
- Nếu lựa chọn xe bus, bạn có thể bắt các tuyến 71 tại bến xe Mỹ Đình, 70 tại Kim Mã và 77 tại Hà Đông. Di chuyển đến điểm bus gần làng cổ Đường Lâm sau đó bắt xe ôm vào.
- Di chuyển bằng các phương tiện cá nhân theo Đại lộ Thăng Long rẽ phải ở ngã ba Hòa Lạc – đi qua Sơn Lộc theo đường 21 – tiếp tục đi theo bảng chỉ dẫn trên đường từ ngã tư đường 32.
4. Hành trang cần chuẩn bị để đi làng cổ Đường Lâm
Để chuyến du lịch khám phá làng cổ Đường Lâm hoàn hảo, đáng nhớ, bạn cần chuẩn bị hành trang hoàn chỉnh như:
- Lựa chọn phương tiện di chuyển hợp lý nhất
- Chuẩn bị trang phục và các thiết bị như điện thoại, máy ảnh để có những bức hình đẹp
- Liên hệ đặt cơm, đặt nhà nghỉ trước nếu di chuyển theo nhóm
5. Những điểm tham quan không thể bỏ qua tại làng cổ Đường Lâm
Đến với làng cổ Đường Lâm, du khách có thể tham quan nhiều địa điểm gắn liền với kiến trúc, văn hoá làng quê cũ. Mỗi địa danh khoác trên mình một vẻ đẹp riêng, một câu chuyện và ý nghĩa riêng. Dưới đây là những điểm tham quan bạn không nên bỏ qua.
Cổng làng Mông Phụ
Cổng làng Mông Phụ là điểm đến đầu tiên khi đến làng cổ Đường Lâm. Cổng được xây dựng theo phong cách Thượng Gia hạ môn hay cổng dưới, trên nhà.
Cổng làng Mông Phụ được làm bằng đá ong với 2 cánh cổng hình cánh dễ. Bên phải công là hồ nước rộng, bên trái là cây cổ thụ ngàn năm tuổi.
Mang đậm hồn quê, cổng làng Mông Phụ trở địa điểm được lựa chọn lên sóng nhiều bộ phim hay đơn giản là chốn check in của nhiều du khách.
Đình làng Mông Phụ
Đình làng là hình ảnh quen thuộc nhất của làng quê Việt và đình làng Mông Phụ chính là một trong những hình ảnh ấy. Đình được xây dựng từ năm 1684 gồm Nghi Môn, sân đình, 2 tòa Tả Mạc, Hữu Mạc cùng Đại đình ở giữa.
Đình được xây dựng theo kiến trúc chữ Công thường thấy ở các triều đại phong kiến xưa. Tiến vào phía trong Đại đình là những bức hoành phi câu đối có niên đại mấy trăm năm.
Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh
Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh nằm trong khuôn viên thôn Mông Phụ là di tích được xây dựng từ thời vua Tự Đức. Nhà thờ được xây dựng nhằm tưởng nhớ công ơn thám hoa Giang Văn Minh người được vua Lê Thánh Tông cử sang Trung Quốc và sẵn sàng đối đáp với vua và quần thần nhà Minh để bảo vệ danh dự của đất nước.
Các ngôi nhà cổ
Làng cổ Đường Lâm hiện có 956 ngôi nhà cổ được xây dựng từ năm 1649 và vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay.
Hầu hết các nhà cổ đều được xây dựng theo phong cách nhà 5 gian hay 7 gian với các vật liệu như gỗ xoan, tre nứa, gạch nung, gói đỏ, đá ong hay mùn cưa.
Khuôn viên các ngôi nhà đều rất rộng rãi, phân chia thành các khu: cổng có mái che, nhà chính, nhà ngang, sân, bếp, vườn, giếng nước, chuồng trại, cây rơm,...
Những ngôi nhà cổ đẹp và nổi tiếng của làng du khách có thể ghé thăm như: nhà ông Nguyễn Văn Hùng, nhà cổ của ông Hà Nguyên Huyến hay nhà chị Dương Lan,...
Giếng cổ Đường Lâm
Giếng cổ Đường Lâm nằm tại nhiều vị trí trong làng, chủ yếu tại các ngã ba. Cũng giống như đình làng, giếng nước cũng chính là linh hồn của nhiều làng quê Việt. Những chiếc giếng không quá sâu, được lát bằng gạch nung tạo thành miệng giếng trông rất độc đáo và chắc hẳn không phải nơi nào cũng có.
Chùa Mía
Chùa Mía còn được gọi là Sùng Nghiêm Tự, được xây dựng trên khu đất cao của thôn Đông Sàng.
Chùa là điểm đến tâm linh của làng và cũng là nơi lưu giữ hàng trăm pho tượng quý hiếm. Bước vào không gian chùa, du khách sẽ cảm nhận được sự tươi mát, trong lành và bình yên. Bởi vậy, đừng bỏ qua điểm đến này khi đến làng cổ Đường Lâm nhé!
6. Dịch vụ ăn nghỉ tại làng cổ Đường Lâm
Ăn uống tại Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm không chỉ yên bình, nhẹ nhàng, mang đậm hình ảnh làng quê Việt. Đến với nơi đây du khách còn có cơ hội thưởng thức bữa cơm quê có một không hai tại những quán nước ven đường thân thuộc.
Chè lam, nước vối, bánh gai là những món ăn thường thấy nhất. Bạn cũng có thể mếm những chiếc bánh tẻ nóng hổi, đặt làm một bữa cơm quê với thịt quay đòn óng vàng, thơm nức mũi cùng gà mía giòn dai, đĩa rau muống chấm tương hoặc cà dầm tương hấp dẫn.
Nghỉ ngơi tại làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm thường được du khách chọn là điểm đến trong ngày. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nghỉ ngơi tại đây một đêm thì có thểm lựa chọn một số homestay như:
- Chicken's house Đường Lâm Homestay
- Tomodachi Retreat Lang Mit
- Khách sạn Bạch Dương Sơn Tây
- Thảo viên Resort
7. Mua gì về làm quà
Sau khi đã khám phá hết làng cổ Đường Lâm, du khách có thể lựa chọn một vài đặc sản của nơi đây để làm quà cho người thân và bạn bè.
Những đặc sản hấp dẫn phải kể đến như: kẹo dồi, kẹo lạc, chè lam, bánh gai, tương bần,...
8. Một số lưu ý khi đi du lịch làng cổ Đường Lâm
- Gửi xe đúng nơi quy định và mua vé trước khi vào tham quan
- Giữ vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi
- Không mặc đồ quá ngắn gây phản cảm khi đến các địa điểm tâm linh
- Giữ thái độ kính trọng với gia chủ, trước khi chụp ảnh cần xin phép gia chủ
- Không nên tham quan vào buổi trưa vì đây là thời gian nghỉ ngơi của dân làng
Trên đây là cẩm nang du lịch làng cổ Đường Lâm VietAIR muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng thông qua những thông tin trên bạn sẽ có chuyến du lịch đáng nhớ.
Nhanh tay liên hệ VietAIR đặt vé máy bay đến Hà Nội và khám phá “cổ trấn bị lãng quên” này nhé!
Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại VietAIR quý khách sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ các vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay,…) theo quy định của từng hãng, miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác. Gọi ngay hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí!