Kinh nghiệm du lịch Pù Luông 2024 từ A-Z
Hầu hết khách du lịch khi nhắc tới Thanh Hóa đều nghĩ đến bãi biển Sầm Sơn hoặc biển Hải Tiến. Nhưng các bạn có biết rằng giữa Thanh Hóa còn có một nơi mang đậm hơi thở núi rừng Tây Bắc? Đó chính là Pù Luông, một điểm du lịch rất được lòng du khách nước ngoài và giới trẻ Việt Nam. Hãy cùng VietAIR trang bị kinh nghiệm du lịch Pù Luông từ A đến A để chuẩn bị cho một chuyến đi dài ngày đầy hấp dẫn nhé.
1. Khái quát thông tin về Pù Luông
Pù Luông là khu bảo tồn thiên nhiên thuộc địa phận các huyện Bá Thước và Quan Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 130km về phía Tây Bắc. Bởi vậy tại đây vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ của những cánh rừng nguyên sinh những thửa ruộng bậc thang và cả những nếp sống mộc mạc dân giã của bà con dân tộc thiểu số.
Thuộc vùng đã vôi đất thấp, lại được rừng nguyên sinh bao quanh nên dù vào những này hè oi ả nhất, không khí tại đây vẫn khá mát mẻ và dễ chịu. Thời gian đẹp nhất để đi du lịch Pù Luông được chia thành hai dịp.
Một là khoảng tháng 5, tháng 6, đây là thời điểm bắt đầu vụ lúa mới, khắp những cánh đồng và khu ruộng bậc thang sẽ khoác một lớp áo xanh mướt, khung cảnh vô cùng đẹp mắt và thanh bình.
Hai là khoảng tháng 9 tháng 10, hai tháng này là thời điểm Pù Luông bước vào mùa lúa chín, tất cả các khu ruộng bậc thang bên sườn đồi sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ, khiến cho Pù Luông mang một vẻ đẹp trù phú và mơ mộng.
2. Di chuyển đến Pù Luông bằng phương tiện gì?
Du khách có thể tìm đến Pù Luông bằng hai hình thức: sử dụng phương tiện công cộng hoặc đi bằng phương tiện cá nhân.
Tuy nhiên, do Pù Luông vẫn là điểm du lịch mới nên phương tiện công cộng tới đây không nhiều. Do không có xe khách trực tiếp tới Pù Luông nên nếu muốn từ Hà Nội đi Pù Luông các bạn phải bắt xe khách đi Bá Thước, thị trấn Cành Nành rồi sau đó đi xe ôm vào Pù Luông (khoảng 20km).
Để chủ động và thuận tiện hơn, hầu hết du khách lựa chọn hình thức sử dụng phương tiện cá nhân, phổ biến nhất là xe máy. Đường đi thì không quá phức tạp, chỉ cần google map là các bạn có thể lựa chọn cung đường phù hợp nhất cho mình rồi.
Vì khung cảnh trên đường đi khá đẹp, cũng để trải nghiệm cảm giác mạnh, hầu hết dân phượt sẽ chọn đi xe máy, chủ động hơn và cũng để trải nghiệm cảm giác “phê” trên những cung đường đèo khi đi Pù Luông.
3. Một số resort, khách sạn được đánh giá cao ở Pù Luông
Hiện ở Pù Luông không có nhiều dịch vụ resort, khách sạn, chủ yếu du khách đến thường lựa chọn ở các homestay của người dân bản địa, vừa có chỗ nghỉ ngơi vừa có thể trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, ăn và thưởng thức các món đặc sản do chính người dân ở đây chuẩn bị. Do đặc thù Pù Luông khác rộng nên các bạn cũng có thể lựa chọn homestay phù hợp nhất với cung đường của mình để nghỉ chân nhé.
RESORT Pu Luong Eco Garden
Địa chỉ: Làng Bảng, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 098 712 91 29
HOMESTAY Pu Luong Home
Địa chỉ: Thành Lâm, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 094 338 87 18
HOMESTAY Pu Luông Retreat
Địa chỉ: Thành Lâm, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 024 3823 9988
HOMESTAY Pu Luong Nature Lodge
Địa chỉ: Thành Lâm, Bá Thước, Thanh Hóa
Điện thoại: 0986 922 118
HOMESTAY Pu Luong Treehouse
Địa chỉ: Thành Lâm, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 096 696 38 51
4. Những điểm đặc sắc ở Pù Luông
Bản Kho Mường
Kho Mường là một thung lũng nằm sâu trong vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, ít chịu ảnh hưởng tác động của con người nên vẫn giữ được những nét rất hoang sơ, thơ mộng vốn có. Đây là một trong những bản vùng cao, khó khăn nhất của xã Thành Sơn, huyện Bá Thước nhưng lại có tiềm năng rất lớn về điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng.
Nhìn từ trên cao xuống, Kho Mường hiện ra với vẻ đẹp hút hồn, những ngôi nhà sàn nằm sát dưới chân núi bên những ruộng lúa, nương ngô, nương sắn. Bao quanh bản là một màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Tất cả hiện lên như một bức tranh của chốn “bồng lai tiên cảnh”. Đến với Kho Mường, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên, trải nghiệm, tìm hiểu nét văn hóa, phong tục tập quán của người dân tộc Thái, hòa mình vào cuộc sống dân dã, thưởng thức những món ăn truyền thống đậm đà hương vị núi rừng như: Cơm lam, nộm hoa chuối rừng, canh đắng, rượu ngô, kiệu muối chua và thịt vịt luộc…
Hang Kho Mường
Một trong những hang động đẹp nhất thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông là Hang Kho Mường, hay còn gọi là hang Dơi. Hang có cái tên này bởi lẽ hang Kho Mường là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi, ít nhất có 4 loài dơi trú ngụ trong hàng này vào các thời điểm khác nhau của năm. Càng đi sâu vào trong hang, du khách sẽ được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng những khối đá, nhũ đá với những hình thù kì lạ như hình người, hình cây, mãnh thú… đủ các màu sắc khác nhau, mờ mờ ảo ảo, tất cả hiện lên vô cùng sống động và đặc sắc. Vào một ngách sâu trong hang còn có một bãi đất trống rất rộng trông như một sân bóng chuyền tự nhiên, đây là một trong những điểm nhấn của hang Dơi.
Bản Đôn
Bản Đôn hấp dẫn du khách ở không gian yên bình, vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ. Không chỉ vậy, người dân chủ yếu là dân tộc Thái, du khách đến đây được bà con chào đón bằng sự chân thành, mến khách của mình từ những món ăn đặc sản như: măng rừng, vịt cỏ, lợn rừng, gà đồi, rau bí, ngọn su su… đến những nét văn hóa đặc trưng của thôn bản.
Bản Hiêu
Bản Hiêu là một bản người Thái nằm bên bờ suối Hiêu bắt nguồn từ trên đỉnh Pù Luông. Bản gồm hơn trăm nóc nhà nằm rải rác dọc theo hai bên bờ suối. Cứ mỗi khi có một ghềnh thác đẹp, những nóc nhà sàn lại dày hơn tạo nên một khung cảnh suối thác – nhà sàn đẹp như tranh thủy mặc. Cả khúc suối tính từ đầu bản đến cuối bản chỉ chừng gần cây số nhưng có tới 5 thác nước, thác nào cũng đẹp và chẳng thác nào giống thác nào. Vì vậy, người dân trong bản gọi chung tất cả những thác nước ấy là thác Hiêu và thân thương gọi con suối ấy với tên gọi “dòng Hiêu” chứ không gọi là suối Hiêu như cách thông thường.
Thác Hiêu
Thác Hiêu thuộc địa phận Làng Hiêu thuộc xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Đây là điểm đến yêu thích của dân phượt và các du khách nước ngoài ưa du lịch khám phá trong vài năm nay, cung đường dài 25 km từ thị trấn Cành Nàng đến làng Hiêu rất đẹp bởi hai bên là cánh đồng ruộng bậc thang nằm hai bên bờ suối. Qua khỏi cầu treo bằng gỗ là vào làng. Dòng nước từ thác Hiêu chảy ra có nhiều chất đá vôi, tạo nên dòng nước đặc biệt trong xanh, nhưng cũng tạo nên những đông kết giữa nền và đôi bên bờ suối. Nhiều lúc trời mưa to, dòng nước trắng xóa bột đá vôi. Chính đặc tính lạ này đã khiến những cây cối, đồ vật gặp trong dòng chảy đều bị hóa đá.
Ngay phía ngoài chân thác còn có một “hồ bơi” tự nhiên. Sau một hồi lội thác trở về, du khách nên ra đây tắm rửa. Mực nước ở đây chỉ hơn 1 m, phía dưới là cát nên ai ưa mạo hiểm có thể thỏa sức bay nhảy.
Đỉnh núi Pù Luông
Đây là một trong những đỉnh núi mà dân trekking ở Việt Nam thường chọn để chinh phục. Đỉnh cao 1700m và mất khoảng 6-8 tiếng trong điều kiện thời tiết tốt để có thể lên đến đỉnh. Các bạn có thể dựng trại trên đỉnh để ăn uống nghỉ ngơi qua đêm, hôm sau có thể xuống núi.
5. Đặc sản Pù Luông bạn không thể bỏ lỡ
Vịt Cổ Lũng
Vịt Cổ Lũng là loại vịt được nuôi thả trên các khe suối, kiếm ăn tự nhiên trong nguồn nước chảy từ núi đá, nên xuông nhỏ, thịt chắc, nạc có vị thơm ngon đặc biệt so với vịt ở các nơi khác. Vịt ở đây được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau nhưng ngon nhất phải kể đến món vịt quay thơm phức béo giòn khó loại vịt nào ở đâu sánh bằng. Thịt vịt chín da nâu đỏ, thịt ngọt lịm, mùi thơm quyến rũ riêng khiến du khách không bao giờ quên. Nếu như đến Pù Luông mà chưa thử qua món này thì thật sự là một thiếu sót lớn nha các bạn.
Cá suối nướng
Cá được bắt trên suối, thịt ngọt, chắc, không có vị tanh như cá nuôi thả thông thường. Cá bắt được làm sạch đem ướp gia vị. Gia vị thường là những nguyên liệu có sẵn ở núi rừng như: mắc khén, rau thơm rừng, ớt, sả, …trộn với muối. Lấy dao khứa chéo phần thân ngoài cá rồi tẩm các gia vị chừng vài phút, cuộn cá với rau thơm, dùng thanh tre tươi kẹp chặt và hơ nướng trên than tro ủ nóng đến khi cá chuyển sang màu vàng, dậy mùi thơm là đã chín. Đây cũng là món ăn được rất nhiều du khách lựa chọn khi đến Pù Luông.
Lợn cỏ nướng
Lợn cỏ hay lợn cắp nách là vật nuôi đặc sản của người Mường. Để giữ được độ ngọt của thịt phải rửa sạch con lợn trước khi mổ lấy phần nội tạng, sau đó, phần thịt không rửa lại với nước. Thịt được pha thành từng miếng, cùng lòng, dồi đem hấp trên bếp củi, phần xương đem nấu với nõn chuối rừng. Thịt ba chỉ thái chỉ, ướp hành, nước mắm rồi quấn lá bưởi bên ngoài, kẹp vào thanh tre nướng trên than hồng. Lá bưởi quện vào thịt, dưới sức nóng của than, thịt săn vàng, toả mùi thơm. Thịt lợn chín tới, thái lát mỏng bày trên lá chuối tươi xanh. Khi ăn, chấm với muối rang và hạt dổi nướng dã nhỏ.
Cơm lam
Đây là món ăn khá phổ biến ở khu vực trung du miền núi Bắc Bộ. Tuy nhiên, tại mỗi nơi, cơm lam lại có những hương vị khác nhau, đặc trưng theo từng vùng miền. Cơm lam của ở Pù Luông có vị ngon đặc biệt bởi dùng loại gạo nương có hạt to, mẩy, trắng và có mùi thơm, một món ăn rất giản dị mang hương vị đặc trưng của núi rừng. Sự hòa quyện giữa mùi thơm của gạo nếp với hương thơm của tre, nứa tiết ra, tạo nên dư vị hấp dẫn của cơm lam Pù Luông.
Măng đắng
Măng đắng là thứ măng có vị đắng bùi, khi mới ăn sẽ thấy đăng nhưng nhai một lúc sẽ dần cảm nhận được vị ngọt bùi của măng. Măng đắng chấm muối trộn hạt mắc khén của người dân bản địa ăn là ngon nhất, cảm nhận được hết hương vị của núi rừng. Giữa mâm cao cỗ đầy, món măng đắng giản dị nhưng ăn rồi lại nghiện, ăn hoài không biết chán.
6. Mua gì về làm quà?
Do đặc trưng là điểm mới về du lịch, chưa khai thác nhiều dịch vụ, còn hoang sơ đạm chất văn hóa bản địa, nên du khác có thể dễ dàng lựa chọn các vật phẩm đặc trung núi rừng về làm quà như trang phục thổ cẩm, rượu cần, các loại rau rừng, côn trùng, hoa quả tươi… tại các phiên chợ của từng bản làng. Hoặc nếu có thể hãy tham gia phiên chợ chợ Phố Đoàn - nổi tiếng từ thời Pháp thuộc, tại xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán những sản vật của người dân tộc Kinh, Mường, Thái ở các xã quanh vùng cùng người dân ở các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn… tỉnh Hòa Bình.