Thứ Tư, 10/04/2024

Khám phá miền đất Phật ở thành phố Sài Gòn - Chùa Pháp Hoa 

Giữa lòng thành phố Sài Thành náo nhiệt, ồn ào có một chốn linh thiêng giúp người ta cảm thấy bình yên trong tâm hồn chính là chùa Pháp Hoa. Trải qua gần 100 năm lịch sử thăng trầm của nước nhà, chùa được coi là cái nôi của văn hóa Phật pháp thu hút hàng ngàn du khách ghé thăm mỗi năm. Hãy cùng với VietAIR khám phá miền đất Phật ở Sài Gòn này trong bài viết dưới đây. 

1. Đôi nét về chùa Pháp Hoa 

Chùa Pháp Hoa là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh sở hữu nét kiến trúc đặc biệt và có nhiều lễ hội độc đáo. 

  • Chùa nằm ở số 870 đường Trường Sa, Phường 14, Quận 3.
  • Thời gian đón khách tham quan từ 6h00 - 11h30 và 13h30 - 21h00 các ngày trong tuần. 

Đôi nét về chùa Pháp Hoa 

Đôi nét về chùa Pháp Hoa 

Chùa sở hữu vị trí rất đắc địa - trung tâm thành phố, gần cầu Lê Văn Sỹ nên bạn không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, di chuyển. Nếu đang có dự định đến đây, bạn hãy đi theo con đường Trần Quốc Toản rồi thẳng lên cầu, nhìn sang bên phải là sẽ thấy chùa. 

Năm 1928, hòa thượng Đạo Hạ Thanh đã đứng ra chỉ đạo việc xây dựng chùa. Thời gian đầu, chùa Pháp Hoa có lối kiến trúc rất đơn giản và sau thời gian dài tồn tại với nhiều hư hỏng, chùa đã được trùng tu lại nhiều lần vào các năm 1932, 1965, 1990, lần tu bổ gần nhất là năm 1993. Đến năm 2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận chùa là di tích lịch sử. 

2. Hướng dẫn đường đến chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa chỉ cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 3km nên không khó để tìm thấy. Tuy nhiên, bên cạnh Pháp Hoa ở quận 3 thì Sài Gòn còn có các ngôi chùa khác như chùa Pháp Hoa Phú Nhuận, chùa Pháp Hoa Gò Vấp. Vậy nên hãy tìm hiểu thật kỹ về đường đi để tránh nhầm địa chỉ nhé! 

Để đi tới chùa, bạn có thể di chuyển bằng một trong hai phương tiện sau: 

  • Phương tiện công cộng: Nếu đi xe bus, bạn hãy bắt chuyến bus số 28 và xuống điểm chùa Pháp Hoa. 
  • Phương tiện cá nhân: Xuất phát từ chợ Bến Thành, bạn di chuyển dọc con đường Trương Định rồi rẽ phải theo hướng Kỳ Đồng, sau đó rẽ trái sang đường Trần Quốc Toản. Đi tiếp khoảng một cây số nữa thì quẹo phải vào đường Trường Sa và di chuyển thêm tầm 500m nữa là sẽ tới chùa. 

3. Lối kiến trúc độc đáo của chùa Pháp Hoa 

Trải qua gần 100 năm lịch sử, chùa Pháp Hoa gây thương nhớ với du khách bởi lối kiến trúc rất độc đáo. Từ cầu Lê Văn Sỹ trông ra, bạn  có thể thấy một ngôi chùa linh thiêng uy nghi, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh biếc, bên cạnh kênh Nhiêu Lộc thơ mộng. 

Lối vào chùa được trồng nhiều hàng cây xanh tươi, đặc biệt là những lẵng phong lan nở rộ xinh đẹp. Con kênh Nhiêu Lộc như một dải lụa uốn lượn mềm mại tạo cho người ta cảm giác thật bình yên. 

Tòa chính điện của chùa được chia thành nhiều gian và mỗi gian là nơi thờ tự của một vị Phật. Các pho tượng được chạm khắc từ gỗ mít nên tỏa ra hương thơm rất dễ chịu. Cạnh tòa chính điện là hai dãy nhà 3 tầng dùng làm nơi lưu trữ sổ sách, bàn bạc thảo luận và phòng nghỉ của tăng ni, phật tử. 

Lối kiến trúc độc đáo của chùa Pháp Hoa 

Lối kiến trúc độc đáo của chùa Pháp Hoa 

Có thể bạn chưa biết, chùa Pháp Hoa có tên tiếng Anh là “Lotus Temple”. Người ta gọi với cái tên này là bởi chùa tựa như một đóa hoa sen khổng lồ. Trong văn hóa phương Đông, hoa sen chính là biểu tượng cho vẻ đẹp tinh khiết, tĩnh lặng. 

Nếu ban ngày chùa như ẩn mình trong sắc xanh biếc của trời mây, xanh mát của cỏ cây bên cạnh dòng kênh thơ mộng thì khi về đêm lại khiến biết bao trái tim “thổn thức” vì nơi này được thắp sáng rực rỡ với nhiều ánh đèn sắc màu. Có thể ví rằng, Pháp Hoa như một đóa sen đêm, nở rộ đẹp nhất khi đất trời chìm trong bóng tối. 

4. Dự lễ hội Phật Đản tại chùa Pháp Hoa 

Chùa Pháp Hoa là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với việc tổ chức nhiều lễ hội quan trọng của Phật giáo. Đặc biệt, trong đó phải kể đến lễ Phật Đản - sự kiện đặc trưng, lớn nhất của chùa. Lễ hội được tổ chức vào tháng 4 âm lịch mỗi năm, thu hút nhiều du khách từ khắp nơi trên mọi miền tổ quốc. 

Dự lễ hội Phật Đản tại chùa Pháp Hoa

Dự lễ hội Phật Đản tại chùa Pháp Hoa

Trong những ngày này, chùa được trang trí rất nhiều lồng đèn giăng từ trong chùa cho đến khuôn viên và cả dọc con kênh Nhiêu Lộc. Đến tối, lồng đèn thắp sáng đã tạo nên một khung cảnh lung linh, thơ mộng huyền ảo vô cùng đẹp. 

5. Lưu ý khi đến tham qua chùa Pháp Hoa 

Để chuyến hành trình tham quan chùa Pháp Hoa diễn ra suôn sẻ, bạn cần chú ý một số điều sau đây: 

  • Trong những ngày lễ Tết có rất nhiều du khách và tăng ni phật tử ghé thăm chùa nên nếu không muốn chen chúc, ồn ào thì bạn nên đi chùa vào ngày thường. 
  • Chùa có quy định thời gian thăm quan cụ thể nên hãy kiểm tra kỹ giờ giấc để tránh lịch trình bị gián đoạn. 
  • Ăn mặc kín đáo, lịch sự, nghiêm túc, không văng tục chửi bậy, cười đùa to. 
  • Không được cúng đồ mặn vì phật tử chỉ cúng lễ chay. 

Nếu có dịp tới chơi Sài Gòn, bạn hãy nhớ ghé thăm chùa Pháp Hoa để thư giãn tâm hồn hay khám phá thêm kiến thức về Phật pháp. Hy vọng những chia sẻ trên đây của VietAIR sẽ giúp bạn có một chuyến đi thật thuận lợi khi đến đây. 

Để mua vé máy bay giá rẻ đi Hồ Chí Minh vui lòng liên hệ VietAIR. Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại VietAIR quý khách sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ các vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay,…) theo quy định của từng hãng, miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác. Gọi ngay hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí

Xin quý khách để lại yêu cầu tư vấn tại đây

Để được tư vấn ngay, xin vui lòng liên hệ VietAIR qua: Hotline: 1900 1796 (Hỗ trợ 24/7) Email: cskh@vietair.com.vn Fanpage: fb.com/vemaybayvietair.com.vn
Từ khóa :
Trên website, nhanh nhất - tiện nhất
Gọi điện thoại cho chúng tôi
Hà Nội:
(024) 3782 4888 Thứ 2 - Chủ nhật: 07h00 – 21h00
Sài Gòn:
(028) 3622 9989 Thứ 2 - Thứ 7: 07h00 – 17h30
Văn phòng VietAIR tại Hà Nội và TP.HCM P301, Tầng 3, TTTM, CC Học viện Quốc Phòng, P.Xuân La, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội Block A, Lầu 2, Phòng A2.12, CC Sky Center, 5B Phổ Quang, P2, Q.Tân Bình, TP.HCM Số 7, Phố Thâm Tâm, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Đặt vé qua mạng xã hội
Gọi điện Liên hệ qua messenger