Chi phí đi Nhật hết bao tiền, cập nhật năm 2025
Hiện nay, nhu cầu đi xuất khẩu lao động ngày càng nhiều. Đặc biệt, lao động Việt Nam đi Nhật số lượng ngày càng tăng. Mọi người thường băn khoăn: Chi phí đi Nhật hết bao nhiêu tiền? Để giải đáp cho thắc mắc đó, các bạn cùng đọc bài viết chia sẻ của VietAIR nhé!
1. Chi phí khám sức khỏe
Chi phí đầu tiên mà bạn phải trả đó là chi phí khám sức khỏe. Bạn muốn đi xuất khẩu lao động ở bất cứ quốc gia nào không riêng gì Nhật cũng đều khám sức khỏe. Khám sức khỏe được coi là bước quan trọng nhất xem bạn có đáp ứng được yêu cầu làm việc tại Nhật Bản hay không.
Thông thường một gói khám sức khỏe tổng quát để đủ điều kiện đi nước ngoài có giá dao động từ 700.000 – 1.200.000 đồng.
Các bệnh viện đủ tư cách để khám sức khỏe đi nước ngoài sẽ do công ty xuất khẩu lao động chỉ định. Vì thế, nếu bạn khám ở các bệnh viện ngoài danh sách mà công ty nước ngoài chỉ định thì coi như giấy khám sức khỏe đó không hợp lệ.
Đối với các lao động đi xuất khẩu ở Nhật thì sẽ khám tại các bệnh viện như: Tràng An, Chợ Rẫy, bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Hồng Ngọc, Bạch Mai,…
2. Chi phí học tạo nguồn
Chi phí học tạo nguồn được hiểu một cách đơn giản là chi phí liên quan đến tiền học tiếng Nhật cơ bản, tiền ăn ở và đi lại tại địa điểm học. Chi phí này thì người học cần chi trả trước khi tham gia thi tuyển đơn hàng đi Nhật.
Tùy vào công ty mà khoản tiền này sẽ được miễn phí hoặc bắt buộc. Chi phí đào tạo học sẽ giúp cho bạn có thể thi đỗ các đơn hàng nhanh hơn và tỷ lệ đỗ đơn sẽ cao hơn. Chi phí học tạo nguồn gồm những khoản tiền: tiền ăn (bữa trưa + bữa tối); tiền ký túc xá và học phí; tiền thẩm tra xuất cảnh.
3. Chi phí dịch vụ và môi giới
Chi phí dịch vụ và môi giới là khoản người lao động cần trả cho công ty lao động để họ thực hiện các hợp đồng làm việc tại nước ngoài. Các công ty chỉ được phép thu khoản tiền môi giới của người lao động đối với trường hợp mà đối tác họ yêu cầu.
4. Chi phí đào tạo tiếng Nhật sau khi trúng tuyển đơn hàng
Những người lao động sau khi đã đỗ các đơn hàng thì sẽ được đào tạo chuyên sâu tiếng Nhật đối với đơn hàng đó. Thông thường thời gian đào tạo tiếng khoảng 4-6 tháng trước khi xuất cảnh.
Việc học tiếng Nhật sẽ giúp cho người lao động sẽ học và rèn luyện tiếng Nhật, tiếp thu kiến thức văn hóa – xã hội và có kiến thức về môi trường sống của Nhật Bản. Học tiếng Nhật theo đơn hàng sau khi sang đất nước làm việc là yêu cầu bắt buộc, cũng là điều kiện đủ để có thể đi xuất khẩu Nhật Bản.
5. Tiền cọc chống trốn
Trong các khoản chi phí đi Nhật thì không thể thiếu khoản tiền cọc chống trốn hợp đồng. Hầu hết các công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản đều yêu cầu người lao động đặt cọc chống trốn. Người lao động đi xuất khẩu tại Nhật cũng nên lưu ý để không bị mất tiền cọc.
6. Phí hồ sơ, dịch thuật
Chi phí hồ sơ, dịch thuật đi xuất khẩu lao động Nhật người lao động cũng phải chi trả. Để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động phải tiến hành làm hồ sơ. Tất cả các loại giấy tờ cần dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Nhật. Công ty xuất khẩu lao động sẽ thu chi phí hồ sơ, phí dịch thuật.
7. Visa, giấy tờ, vé máy bay
Bên cạnh các chi phí hồ sơ, dịch thuật người lao động cũng cần chi trả chi phí visa, giấy tờ, vé máy bay. Trong đó có xin visa để xuất cảnh sang Nhật. Các thủ tục này sẽ do công ty phái cử hoàn thành giúp người lao động, chi phí của mỗi công ty cũng sẽ khác nhau.
8. Chi phí đi xuất khẩu lao động 1 năm, 3 năm
Nếu bạn xác định đi xuất khẩu lao động 1 năm, 3 năm thì chi phí sẽ khác nhau. Đi xuất khẩu lao động 1 năm thì chi phí chỉ bằng 1/3 chi phí đi Nhật 3 năm. Vì vậy, mọi người cần phải cân nhắc nguồn tài chính của mình để có thể quyết định thời gian đi xuất khẩu lao động.
9. Chi phí ăn ở
Chi phí ăn ở người lao động cần phải bỏ ra trong khoảng thời gian học tiếng và học kỹ năng làm việc. Người lao động sẽ được bố trí nơi ăn ở. Chi phí đó thì người lao động cần phải bỏ ra. Với mỗi lao động sẽ được công ty sắp xếp chỗ ở tại ký túc xá với mức giá ưu đãi nhất để giảm thiểu tối đa chi phí mà người lao động phải đóng.
10. Phụ phí phát sinh ngoài
Bên cạnh các chi phí chính cần đóng trong quá trình học tiếng, thi đơn hàng thì người lao động cũng cần chuẩn bị một khoản phát sinh. Chi phí phát sinh cần thiết như: quần áo, đồng phục, vali,..
Trên đây là 10 khoản chi phí đi Nhật cập nhật năm 2024 mà người lao động nên biết. Hy vọng rằng với những chia sẻ đó sẽ giúp cho mọi người sẵn sàng chuẩn bị tâm thế và tài chính để đi Nhật một cách tốt nhất.
Đặt vé máy bay đi Nhật, mọi người hãy liên hệ với VietAIR để được tư vấn miễn phí.
Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại VietAIR quý khách sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ các vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay,…) theo quy định của từng hãng, miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác.
Gọi ngay hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí!