Làng Chuông - Làng nghề làm nón mang đậm văn hóa Việt
Làng Chuông Hà Nội là làng nghề truyền thống nổi tiếng cả nước với nghề làm nón lâu đời. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề làm nón lá, và đây cũng là nơi giữ gìn nét hồn quê của dân tộc Việt. Chiếc nón không biết đã xuất hiện trong nét sống của họ từ bao giờ nhưng trong ca dao xưa đã có câu: “Nón Chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ” thể hiện sự lâu đời của chiếc nón làng Chuông. Hãy cùng VietAIR tìm hiểu về làng nghề làm nón mang đậm văn hóa Việt này nhé!
1. Giới thiệu chung về làng Chuông
Làng Chuông Hà Nội là làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm nón lá tọa lạc tại xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km. Làng Chuông còn được gọi với cái tên khác là làng nón lá Thanh Oai, diện tích hơn 481ha gồm 8 thôn dân cư hợp thành. Làng nón lá lâu đời này nằm cạnh sông Đáy luôn toát lên vẻ đẹp truyền thống của làng quê Bắc Bộ, thu hút du khách phương xa tới khám phá vẻ đẹp và lịch sử hình thành của ngôi làng này.
Xem thêm: kiểm tra mã code vé máy bay Vietnam Airlines
2. Lịch sử lâu đời của làng Chuông
Không ai biết chính xác đâu là thời điểm bắt đầu làm nón lá của làng Chuông nhưng theo lời các cụ cao niên trong làng, làng Chuông đã bắt đầu làm nón từ thế kỷ thứ VIII. Thời đó, ngôi làng này có tên gọi là Trang Thì Trung, là nơi chuyên làm các loại nón cho hầu hết các tầng lớp trong xã hội. Trong đó có một số loại nón truyền thống như: nón quai thao để người lớn tuổi đội đi chùa chiền, nón lá già ghép thì để những người phụ nữ đội đi làm công việc đồng áng.
Hàng trăm năm trôi qua, nghề đan nón tại làng Chuông ngày một phát triển. Đâu đâu trong làng cũng thấy những chiếc nón lá tuyệt đẹp, nhà nhà, người người từ già đến trẻ của hơn 4000 hộ dân ở làng Chuông đều miệt mài sáng tạo những chiếc nón thủ công, lưu giữ lại nét hồn quê dân giã của dân tộc. Khắp mọi góc nhỏ trong làng, vẻ đẹp của sự an tĩnh, trầm tư từ những nếp nhà mái ngói, con đường đều mộc mạc, điểm tô bởi những chiếc nón đẹp mắt, công phu, nơi nào cũng đẹp để du khách dừng chân ngắm nghía hay chụp ảnh.
3. Nét đặc biệt của làng Chuông
Về với làng Chuông, bạn sẽ được theo dõi quy trình sản xuất chiếc nón lá truyền thống. Nguyên liệu chính làm ra chiếc nón lá là từ lá cọ tươi nhập từ một số tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị; còn khung nón đan bằng nan tre có sẵn ở địa phương.
Đầu tiên, người thợ sẽ phơi lá cọ tươi khoảng 3 nắng to để nước bay hơi rồi bắt đầu sản xuất. Tiếp đó là quay lá cho lá khô và mềm hơn. Sau nữa phải hong khô lá và đem đi sấy lần cuối mới hoàn thành khâu xử lý lá, lá cọ non sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Để có được chiếc nón đẹp thì cần có khung vững chắc. Khung hầu như được đan bởi nan nứa có nhiều ở hai bờ đê sông Đáy. Người thợ thủ công sẽ cần quấn đủ 16 vành trong xếp tầng từ trên xuống dưới theo một kích thước cụ thể. Các bước tiếp theo là khâu lá và đan nhôi nón. Các mối kết nối dây đan được người thợ làng Chuông làm cực kỳ tinh tế. Khi chiếc nón được đan xong (16 lớp vòng), người ta đem hơ những sợi dây đan này với hơi diêm để màu nón trở nên trắng và giữ nón không ẩm mốc. Hoặc có thể quét dầu bên ngoài để nón đều màu và bóng sáng. Ngoài ra, nón làng Chuông còn được trang trí thêm những họa tiết hoa bằng giấy đủ màu. Quai nón là những dải lụa mềm, nhiều màu sắc làm nét nổi bật cho người đội.
4. Du lịch làng Chuông có gì thú vị?
Tham gia các lễ hội tại làng Chuông
Lễ hội lớn nhất của làng Chuông diễn ra vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch và thường kéo dài ba ngày từ 9 - 11 tháng 3. Theo truyền thống của làng, cứ 5 năm một lần sẽ có lễ rước lớn từ đầu đến cuối xóm.
Ngoài ra còn có Hội chợ làng diễn ra vào khoảng mùng 10 tháng Giêng Âm hàng năm - hội chợ lớn nhất của tỉnh Hà Đông cũ. Theo dòng chảy thời gian, ngày xưa chợ không chỉ là nơi mua bán mà còn là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động văn hóa dân gian hấp dẫn.
Tham quan Đình làng Chuông
Đình làng Chuông được xây dựng từ năm Giáp Ngọ 1894 dưới thời vua Thành Thái thứ 6. Đình làng Chuông có kiến trúc đặc trưng triều Nguyễn kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm tòa Trung cung, Hậu cung và Đại Bái. Ngôi đình làng Chuông hiện nay vẫn còn lưu giữ và trưng bày nhiều cổ vật như cuốn thư, câu đối, hoành phi… Một số vật dụng, di vật quý được làm từ đồng, gỗ, gốm sứ hay vải được bảo tồn khá nguyên vẹn. Hiện ở đình làng đang giữ 25 đạo sắc phong mỹ tự qua các triều đại phong kiến Việt Nam, được công nhận là tài liệu lưu trữ quý hiếm.
Làng Chuông Hà Nội quả thực là một địa điểm du lịch dân dã, thú vị ở vùng ngoại thành. Du khách tới đây sẽ được trải nghiệm nét văn hóa truyền thống cũng như mua những sản phẩm nổi tiếng của làng Chuông về làm quà lưu niệm.
Hãy liên hệ VietAIR để mua vé máy bay đi Hà Nội giá rẻ cũng như được hỗ trợ tư vấn về hành lý và thủ tục bay tận tình, chuyên nghiệp. Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại VietAIR quý khách sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ các vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay…) theo quy định của từng hãng, miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác.
Gọi ngay hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí!