Kinh nghiệm đi lễ chùa Liên Phái đầy đủ nhất (2024)
Nằm cuối con ngõ nhỏ cùng tên ở phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chùa Liên Phái có kiến trúc cổ độc đáo với giá trị lịch sử đặc biệt đậm chất kinh thành Thăng Long xưa. Cùng VietAIR khám phá kinh nghiệm đi lễ chùa Liên Phái chi tiết nhất trong bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu chùa Liên Phái
Chùa Liên Phái nằm trong ngõ Chùa Liên Phái, số 182 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chùa được người dân trìu mến gọi là chùa Liên. Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu lớn vào những năm 1855 (Ất Mão), 1869 (Kỷ Tỵ), 1944 (Giáp Thân), 2006 (Bính Tý).
Chùa được xây dựng năm 1726 với cái tên Liên Hoa tự. Nơi đây vốn là tư phủ của con rể vua Lê Hy Tông - Phò mã Trịnh Thập, con của Tấn quang vương Trịnh Bính. Theo lời của Hòa Thượng Thích Gia Quang, sư trụ trì của chùa Liên Phái, chùa đã từng trải qua những đời trụ trì sau:
- Như Trừng Lân Giác
- HT Trạm công Tính Truyền
- Phổ Tịnh đại sư
- HT Phúc Điền
- HT Thông Bích
- HT Bảo Sơn Tính Dược
- HT Từ Phong Hải Quýnh
- HT Kim Liên Tịch Truyền
- Thiền sư Thanh Duyên
- HT Thanh Dụng
- HT Thanh Tuệ
- HT Thích Gia Quang
Xem thêm: vé máy bay đi Sài Gòn
2. Khám phá kiến trúc chùa Liên Phái
2.1. Kiến trúc tổng quan
Chùa xưa được thiết kế hình chữ “đinh”, sau cổng là đến vườn và sân trước rồi mới vào tiền đường và khu Tam Bảo. Toà tiền đường rộng 5 gian, bộ khung bằng gỗ với 6 vì kèo đỡ mái. Trên các kiến trúc gỗ có các hoa văn được chạm nổi tinh xảo. Trang trí chủ yếu trong chùa gồm có tứ linh và tứ quý. Nhiều cửa võng được sơn son thếp vàng lộng lẫy, được bố trí từ gian giữa tiền đường đến tận vì hậu thượng điện.
2.2. Tam quan
Xưa cổng tam quan của chùa là một ngôi nhà kẻ truyền 3 gian. Cổng được dựng theo kiến trúc “giả thủ” như những ngón tay đỡ lấy kèo mái phía trên. Tam quan ghi 4 chữ “Liên Tông cổ tự”, hai lối nhỏ 2 bên ghi “từ bi”, “hỷ xả”.
2.3. Tháp Diệu Quang
Tháp Diệu Quang được xây dựng năm 1890, đặt theo tên của tổ Diệu Quang. Tháp có 10 tầng, cao khoảng 20m, làm mô phỏng theo tòa cửu phẩm nên còn được gọi là tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, ý chỉ đón nhận ánh sáng huyền diệu của đức Giáo chủ để soi đường chỉ lối cho chúng sinh.
Chân mỗi tầng được phù điêu hoa văn, mái vảy rồng vút cong. Kiến trúc này hiện còn ở một số ngôi chùa lớn như chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Đồng Ngọ (Hải Dương). Tháp Diệu Quang có thể được xem là bảo vật tiêu biểu cho Phật giáo Hà Thành hiện nay.
2.4. Đình Thích Ca
Xưa kia đình Thích Ca là nhà bia, bây giờ là nơi thờ phụng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tòa nhà hình chữ nhật, xây 2 tầng 8 mái ngay trước sân chùa. Tòa xây kiểu vòm cuốn, mái đắp theo kiểu giả ngói ống, bốn mặt đều có cửa thông thoáng.
2.5. Tòa Tiền Đường
Tòa Tiền Đường gồm có 5 gian tường, 3 hàng cột liên tiếp theo kiểu lòng thuyền. Phía trước tiền đường là 3 cửa lớn thông ra các gian bên cạnh. Bên ngoài Tiền đường là sân chùa, tiếp đến là Tam quan, gác chuông,…
Tuy nhiên, chùa Liên Phái là chốn danh lam của đất Hà thành nên bên ngoài Tiền đường chính còn có thêm 2 dãy nhà Tiền đường nhỏ. Điều này là do nhu cầu tín ngưỡng lớn của người dân nên nhà chùa phải mở rộng quy mô để tiếp đón các tăng ni Phật tử đến chiêm bái. Toà nhà giữa Tiền Đường có mái hình vỏ cua độc đáo, được cải tạo năm 1941 do một người dân làng Bạch Mai bỏ tiền ra xây dựng theo phong cách kiến trúc Huế.
2.6. Tòa Thượng Điện
Tòa Thượng Điện có chiều dài hơn 8 mét, rộng 4,5 mét, chia làm 3 gian. Hai hàng cột lớn chạy dọc theo Thượng Điện, kết hợp với tường bao tạo ra hệ thống chịu lực cho khu vực này. Cả ba gian Thượng điện đều có bức võng, hoành phi trang trí, không chỉ làm đẹp thêm cho tổng thể kiến trúc mà còn giúp cho cảnh chùa trang nghiêm hơn. Gian giữa là hệ thống tượng Phật được điêu khắc cực kỳ tinh tế.
2.7. Tòa Tam Bảo
Tòa Tam bảo nối với thượng điện theo kiến trúc Chuôi vồ, hay còn gọi là nội công, kết cấu theo lối giá chiêng. Tam bảo là ba ngôi báu gồm có Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Ngoài hệ thống tượng Phật, chùa còn có tượng Thượng Sĩ Lân Giác - người sáng lập chùa. Cổ vật đáng chú ý là một quả chuông có 4 chữ "Liên Tông tục diện" từ thời Lê Trung Hưng.
2.8. Tháp Cứu Sinh
Tháp Cứu Sinh là tháp mộ chứa xá lợi của Thượng Sĩ Lân Giác. Tầng một là chân đế, tầng 2 chủ yếu là hoa văn trang trí khắc nổi, giữa tầng là hoạ hình lân, chầu vào giữa bông sen. Tầng 3 của tháp có vòm cửa, bên trong đặt bài vị của Thượng Sĩ Lân Giác. Những hoạ tiết trên tháp mang đậm chất nghệ thuật điêu khắc dân gian thời Hậu Lê.
3. Câu chuyện "trùng tang" tại chùa Liên Phái
Không chỉ nổi bật với kiến trúc cổ đặc sắc, Liên Phái là một ngôi chùa nổi tiếng về việc xem trùng tang và cho bùa giải trùng tang. Người Hà Nội thường về đây để xem việc người thân trong gia đình mất có trùng tang không, đồng thời xin ngày giờ liệm - ngày giờ hạ huyệt.
Từ đó, chùa Liên Phái trở thành ngôi chùa đệ nhất trong việc giúp cho người dân Hà Nội an tâm hướng về Phật pháp, tránh được “trùng tang" và hiểu rõ những việc cần làm khi người thân mất đi.
Trên đây VietAIR đã cùng bạn khám phá một vòng chùa Liên Phái. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến tham quan sắp tới tại ngôi chùa cổ có tiếng trên đất Hà thành!
Nếu bạn xuất phát từ Đà Nẵng, TP. HCM hay bất kỳ thành phố lớn nào để đến chùa Liên Phái, bạn có thể mua vé máy bay giá rẻ đi Hà Nội tại VietAIR rồi di chuyển tới đây bằng ô tô hoặc xe máy. Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại VietAIR, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay,…) theo quy định của từng hãng và được miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác.
Gọi ngay số hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí!