Thứ Năm, 20/04/2023

Cầu ngói Thanh Toàn kiến trúc cố đô Huế thanh bình giữa làng quê

Bạn đang có ý định cho những chuyến du lịch? Bạn còn bối rối vì không biết nên đi đâu? Huế là một trong những điểm du lịch được rất nhiều du khách yêu thích và lựa chọn làm điểm đến trong chuyến du lịch của mình. Huế là nơi sở hữu nhiều địa danh tuyệt đẹp và một trong những địa danh đáng trải nghiệm nhất đó là Cầu ngói Thanh Toàn với kiến trúc “thượng gia hạ kiều”. Địa điểm này có gì hút khách đến vậy? Hãy cùng VietAIR tìm hiểu ngay sau đây.

Lịch sử hình thành của cầu ngói Thanh Toàn

Lịch sử hình thành của cầu ngói Thanh Toàn

Cây cầu lừng danh tại xứ Huế này được xây dựng và thành lập vào năm 1776, do bà Trần Thị Đạo thực hiện và khởi công. Chắc hẳn có nhiều bạn thắc mắc Bà Đạo là ai mà lại làm nên công trình kiến trúc hùng vĩ đến như vậy, bà chính là người cháu đời thứ 6 của một vị anh hùng mà vị anh hùng này đã có công lớn trong việc khai phá và xây dựng làng Thanh Thủy. 

Bà đã theo chồng mình ra miền Bắc sinh sống trong một khoảng thời gian và sau khi đã đắn đo và suy nghĩ rất cẩn thận, bà đã quyết định trở về quê hương sinh sống. Trước đây, trong ngôi làng có một dòng sông chảy cắt qua, gây khó khăn trong việc đi lại của người dân. 

Chính vì vậy, bà Trần Thị Đạo đã quyết định bỏ tiền của mình để xây một cây cầu bắc ngang qua. Cây cầu được xây dựng giúp người dân nơi đây đi lại thuận tiện hơn rất nhiều và đặc biệt, cây cầu còn là nơi dừng chân của nhiều du khách. 

Cầu ngói Thanh Toàn nổi bật với kiến trúc độc đáo  

cầu ngói Thanh Toàn nổi bật với kiến trúc độc đáo

Cây cầu ngói Thanh Toàn được thiết kế với kiến trúc “thượng gia hạ kiều” vô cùng độc đáo, nhờ vậy cầu ngói Thanh Toàn được các chuyên gia đánh giá có tính nghệ thuật cao và tinh tế. Theo kiến trúc này, phần phía trên là nhà và dưới là cầu, một kiến trúc cổ kính mà hiện nay còn tồn tại với số lượng ít. 

Địa chỉ: làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, Tp. Huế.

Kích thước cầu

Cây cầu được xây dựng với chiều dài lên đến 16,85 mét và chiều rộng là 4,63 mét, một không gian khá rộng rãi và thoáng mát. Quan sát từ xa, chúng ta có thể thấy cây cầu mang hình dáng của một ngôi nhà cổ kính, nằm nổi và biệt lập trên dòng sông. 

Cột trụ của cầu

Ngoài ra, cây cầu còn được thiết kế với 3 hàng trụ đỡ vô cùng chắc chắn được làm bằng gỗ, mỗi hàng lại có thêm 6 cột trụ và đặc biệt là các hàng cột chống đỡ đều có trụ làm bằng đá nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách và người dân nơi đây, chính vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tham quan hay di chuyển tại đây.

Hầu hết các bộ phận chống đỡ cho cây cầu đều được làm bằng loại gỗ tốt nhất, khác với những kiến trúc hay các cây cầu khác, thay vì chạm khắc những họa tiết cầu kỳ thì chiếc cầu được thiết kế khá đơn thuần với tiết diện vuông và tròn, vừa tạo được nét đơn sơ, mộc mạc làng quê nhưng vẫn rất ấn tượng và được nhiều du khách yêu thích.

Không gian bên trong

Khi bạn di chuyển vào bên trong của cầu, không gian được chia thành 7 gian khác nhau, mang lại cảm giác vừa râm mát vừa thoải mái. Đặc biệt là phần bàn thờ tổ tiên được đặt ngay ngắn tại chính giữa của căn nhà để thờ phụng cũng như tỏ lòng thành kính với những người đã có công xây dựng lên công trình giúp đỡ cho người dân. Các gian còn lại được thiết kế với không gian mở, giúp không khí trở nên trong lành và thoải mái hơn rất nhiều.

Còn về phần mái của cây cầu, được các nghệ nhân danh tiếng chạm khắc một cách tỉ mỉ và cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ theo chủ đề Long - Lân - Quy - Phụng, phần giữa mái là đôi phượng chầu trời sắc sảo cùng hai con rồng cách điệu đầy nghệ thuật nằm phía hai bên.

Cầu ngói Thanh Toàn - Nơi diễn ra những hoạt động thiêng liêng và náo nhiệt

Cầu ngói Thanh Toàn - nơi diễn ra những hoạt động văn hóa

Hai bên đầu cầu Thanh Toàn là một khoảng đất trống khá rộng rãi, đây chính là địa điểm để người dân tại đây tụ tập buôn bán, giao lưu, họp chợ, vô cùng náo nhiệt. Đặc biệt đây là nơi diễn ra các trò chơi và hoạt động vui nhộn vào những ngày hội làng. 

Hàng năm, tại cầu ngói Thanh Toàn có 2 lễ hội lớn. Lễ hội Bà Chòi vào ngày 3/1 âm lịch và lễ giỗ bà Trần Thị Đạo vào ngày 15/8 âm lịch. Đặc biệt vào ngày giỗ của bà, người dân địa phương sẽ làm nghi lễ trang trọng, thiêng liêng rước bà từ đình ra cầu và sau đó lại rước bà trở lại đình. 

Sau khi thực hiện các nghi lễ xong, tiếp đến sẽ diễn ra các trò chơi dân gian vô cùng náo nhiệt và vui nhộn, những trò chơi phải kể đến như: kéo co, đua thuyền trên sông, hò giã gạo,... Không chỉ vậy, tại đây cứ 2 năm 1 lần, sẽ tổ chức hội chợ quê với nhiều món đặc sản không những ngon mà còn vô cùng bắt mắt.

Có thể nói Cầu ngói Thanh Toàn là một trong những điểm du lịch đáng để trải nghiệm và được nhiều du khách yêu thích. Nếu bạn còn đang bối rối, băn khoăn không biết nên chọn địa điểm nào để cho chuyến du lịch trong hè này thì đây là một lựa chọn tuyệt vời. 

Nếu bạn từ Hà Nội hoặc các tỉnh xa muốn ghé thăm cầu ngói Thanh Toàn, bạn có thể mua vé máy bay giá rẻ đi sân bay Phú Bài (Thừa Thiên Huế) rồi di chuyển từ sân bay đến điểm du lịch bằng taxi, xe buýt hoặc xe máy đến cầu ngói Thanh Toàn. Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại VietAIR quý khách sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ các vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay,…) theo quy định của từng hãng, miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác. 

Gọi ngay hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí!

Xin quý khách để lại yêu cầu tư vấn tại đây

Để được tư vấn ngay, xin vui lòng liên hệ VietAIR qua: Hotline: 1900 1796 (Hỗ trợ 24/7) Email: cskh@vietair.com.vn Fanpage: fb.com/vemaybayvietair.com.vn
Từ khóa :
Trên website, nhanh nhất - tiện nhất
Gọi điện thoại cho chúng tôi
Hà Nội:
(024) 3782 4888 Thứ 2 - Chủ nhật: 07h00 – 21h00
Văn phòng VietAIR tại Hà Nội P301, Tầng 3, TTTM, CC Học viện Quốc Phòng, P.Xuân La, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội Số 7, Phố Thâm Tâm, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Đặt vé qua mạng xã hội
Gọi điện Liên hệ qua messenger